Sai lầm phổ biến khi sử dụng kem chống nắng có thể làm giảm hiệu quả bảo vệ da, khiến làn da vẫn chịu tác động tiêu cực từ tia UV dù đã bôi kem.

1 Hieu Lam Tai Hai Khi Dung Kem Chong Nang

42% không thoa lại kem chống nắng hoặc chỉ thoa lại khi da bị ướt. (Ảnh: ITN)

Một cuộc khảo sát gần đây của viện Da liễu Hoa Kỳ đối với 1.000 người lớn cho thấy trong khi 80% số người được hỏi tin rằng họ nên thoa kem chống nắng hai giờ một lần thì chỉ có 33% thực sự làm như vậy.

Ngoài ra, 42% không thoa lại kem chống nắng hoặc chỉ thoa lại khi da bị ướt. Đây là cách tiếp cận sai lầm. Nếu bạn không áp dụng biện pháp chống nắng đúng đắn, da cũng sẽ bị lão hóa. Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi sử dụng kem chống nắng.

SPF càng cao, tác dụng càng lâu

Cho dù kem chống nắng của bạn có SPF là 30 hay 100, bạn cũng cần phải thoa lại ít nhất sau mỗi hai giờ. Bởi vì SPF đề cập đến lượng ánh sáng mặt trời mà kem chống nắng lọc được chứ không phải là thời gian hiệu quả.

Có một lý do khiến kem chống nắng chỉ có tác dụng trong hai giờ: Ánh nắng mặt trời và độ ẩm sẽ phá vỡ hoặc rửa trôi một số hó‌a chấ‌t bảo vệ.

Đặt báo thức trên điện thoại để nhắc nhở bản thân thoa lại kem chống nắng khi đến thời điểm thích hợp. Bạn có thể thoa nhiều kem chống nắng hơn vì trung bình mọi người chỉ sử dụng 1/3 lượng kem được khuyến nghị.

Nếu bạn quá tiết kiệm, kem chống nắng SPF 30 có thể chỉ cung cấp khả năng bảo vệ tương đương với kem chống nắng SPF 10.

Để thoa kem chống nắng cho toàn bộ c‌ơ th‌ể, bạn sẽ cần dùng một lượng kem tương đương một ly thủy tinh nhỏ. Nếu bạn thực sự không muốn thoa quá nhiều, hãy chọn sản phẩm có chỉ số SPF cao hơn.

Cửa sổ xe hơi có thể chặn ánh sáng mặt trời

Kính chắn gió của ô tô thường được làm bằng kính nhiều lớp, có khả năng chặn cả tia cực tím bước sóng dài (UVA) và tia cực tím bước sóng trung bình (UVB), nhưng cửa sổ bên và cửa sổ sau thường không được làm bằng vật liệu này.

Do đó, kính bên hông và kính sau chỉ chặn được tia UVB chứ không chặn được tia UVA (tia này xuyên sâu hơn vào da).

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ bởi các bác sĩ da liễu tại Trung tâm Nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, những người lái xe có nhiều khả năng mắc ung thư da ở bên trái c‌ơ th‌ể và khuôn mặt.

Trên thực tế, 74% khối u ác tính nằm ở bên trái của bệnh nhân, trong khi chỉ có 26% nằm ở bên phải. Đối với tình huống này, giải pháp rất đơn giản. Nếu bạn phải ở trong xe trong thời gian dài, hãy thoa kem chống nắng, mặc áo sơ mi dài tay và đeo kính râm.

Sử dụng kem chống nắng sẽ làm giảm mức độ vitamin D trong c‌ơ th‌ể

2 Hieu Lam Tai Hai Khi Dung Kem Chong Nang

Một lượng nhỏ tia UV đi qua kem chống nắng đủ để giúp c‌ơ th‌ể tạo ra vitamin D. (Ảnh: ITN)

Một lượng nhỏ tia UV đi qua kem chống nắng đủ để giúp c‌ơ th‌ể tạo ra vitamin D. Loại vitamin từ ánh nắng này rất cần thiết cho sức khỏe của xương và đóng vai trò trong mọi chức năng, từ chức năng miễn dịch đến chức năng cơ.

Bạn cũng có thể tăng lượng vitamin D hấp thụ thông qua chế độ ăn uống. Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi, cá ngừ đóng hộp, trứng, ngũ cốc tăng cường, nước cam, sữa đậu nành và sữa bò.

Nếu xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu vitamin D, bạn cũng có thể dùng thực phẩm bổ sung có chứa vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ.

Kem chống nắng các loại không có sự khác biệt

Có rất nhiều nhãn hiệu kem chống nắng trên thị trường. Mỗi sản phẩm có cách khác nhau để bảo vệ con người khỏi ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng thường được chia thành hai loại: kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa.

Kem chống nắng vật lý có khả năng chặn cả tia UVA bước sóng dài và tia UVB bước sóng trung bình. So với kem chống nắng hóa học, kem chống nắng vật lý có độ trong suốt kém hơn một chút nhưng lại thân thiện với môi trường hơn.

Ngược lại, kem chống nắng hóa học chứa hỗn hợp các hó‌a chấ‌t có khả năng bảo vệ phổ rộng nhưng gây kích ứng da nhiều hơn một chút.

Kem chống nắng tự chế an toàn và hiệu quả

Kem chống nắng thương mại có độ an toàn, hiệu quả và chất lượng công thức cao hơn, không có loại kem chống nắng tự chế nào sánh kịp.

Chỉ số SPF của kem chống nắng tự chế không thể kiểm tra được và nguyên liệu thô chứa các thành phần hoạt tính cũng không dễ mua đối với người tiêu dùng cũng như không dễ pha trộn.

Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng rằng da mình bị dị ứng với một thành phần cụ thể nào đó trong kem chống nắng hóa học, hãy chọn kem chống nắng vật lý (còn gọi là kem chống nắng khoáng chất) có chứa kẽm oxit hoặc titan dioxit, có khả năng khúc xạ và phản xạ ánh sáng mặt trời.

Vì các thành phần trong kem chống nắng vật lý không được da hấp thụ nên chúng sẽ không gây dị ứng.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC