Footmark, công ty sản xuất trang phục học sinh có trụ sở tại Tokyo, tuần trước công bố kết quả khảo sát tiến hành hồi năm 2022, cho thấy trọng lượng trung bình của cặp học sinh Nhật từ lớp một đến lớp ba đã tăng lên 4,28 kg năm 2022, so với 3,97 kg năm 2021. Một số gia đình cho biết con họ tới trường với chiếc cặp nặng tới hơn 10 kg.
Số học sinh "luôn luôn" hoặc "thường xuyên" cảm thấy cặp nặng tăng 60% trong năm 2022, so với 50% từ năm 2021. Khoảng 60% trẻ phải phải mang thêm một túi đựng khác, trong khi 27% trẻ cảm thấy đau ở vai, hông, lưng.
Một bà mẹ 47 tuổi giấu tên ở Kobe mô tả khi nhìn từ phía sau, con trai 6 tuổi bị chiếc cặp to che khuất, khiến cảnh tượng giống như "một chiếc cặp đang lơ lửng trong không khí".
Một học sinh tiểu học ở Kobe, Nhật Bản, đến trường ngày 18/4. Ảnh: Mainichi
Takeshi Shirado, giáo sư tại Đại học Taisho, người giám sát cuộc khảo sát, cho biết trọng lượng cặp phù hợp cho học sinh bậc này là "trong khoảng 2-3 kg", nhưng tình hình thực tế đang vượt xa con số này. Ông chỉ ra quá trình số hóa giáo dục và tác động của đại dịch Covid-19 là hai nguyên nhân.
Nhật đã tiến hành chính sách cải tổ giáo dục nhấn mạnh vào tính dễ hiểu, làm kích cỡ sách giáo khoa và lượng trang gia tăng. Từ năm 2022, lập trình trở thành môn học bắt buộc với cấp tiểu học ở Nhật, đòi hỏi các em phải có thiết bị. Việc học trực tuyến trong thời kỳ đại dịch Covid-19 càng làm nhu cầu này gia tăng, khiến mỗi em đều phải sở hữu một thiết bị học tập kỹ thuật số.
Khi đại dịch giảm nhiệt, sách giáo khoa giấy và thiết bị kỹ thuật số tiếp tục được sử dụng song song. Nhiều em mang thêm chai nước và số lượng các vật dụng khác cũng tăng.
Một học sinh 10 tuổi ở Tokyo mang thiết bị kỹ thuật số nặng khoảng một kg từ khi học lớp 3, nhưng nó không vừa cặp sách nên cô bé phải mang thêm một chiếc túi. Theo người mẹ, cô bé nặng 40 kg phải mang theo tổng cộng 6-9 kg sách vở và đồ dùng khi đi học. Khi đi học thêm, cô bé mang thêm một túi khác, khiến tổng trọng lượng hành trang vượt 10 kg.
Giới chức giáo dục Nhật Bản đang kêu gọi tăng tính linh hoạt bằng cách cho học sinh để lại đồ dụng học tập ở trường khi hết giờ. Tuy nhiên, một số phụ huynh phàn nàn rằng các em phải mang "hầu hết sách vở về để làm bài tập và chuẩn bị kiểm tra", trong khi nhiều trường cũng không đủ chỗ chứa.
Trường tiểu học Kobe, nơi các giáo viên chủ nhiệm giữ một số sách giáo khoa và tài liệu cho học sinh, đang cố gắng tìm phương án giải quyết, như thiết lập thêm kệ tại phòng học và hành lang trống.
"Nếu không có biện pháp nào, hành trang đi học của các em sẽ ngày càng nặng. Người giám hộ và giáo viên cần chú ý đến đồ đạc của học sinh hơn", giáo sư Shirado cảnh báo.
Đức Trung (Theo Mainichi)
Nguồn: VNEXPRESS.NET
ĐỜI SỐNG: Nhịp sống trẻ
-
Con làm phép tính ‘1 + 5 + 5 = 11’ bị cô giáo gạch đỏ, bố tưởng cô chấm nhầm, gọi điện hỏi và cái kết ‘bức xúc’ 20/09/2024
-
Mạng xã hội và nỗi lo về một thế hệ 'cúi đầu' vì smartphone 18/06/2024
-
Cái kết buồn của cặp song sinh thất lạc khi mới sinh và đoàn tụ sau 30 năm 25/10/2024
-
Câu chuyện hút hàng ngàn bình luận lúc này: Con đỗ Đại học Y Hà Nội, mẹ cấm nhập học, lý do khiến ai nấy khó xử 25/08/2024
ĐỜI SỐNG: Khám phá
-
Những biện pháp tự nhiên có thể làm sạch phổi 10/04/2025
-
'Nước kẹo' ngâm giá đỗ có hại đến sức khỏe thế nào? 19/04/2025
-
6 lợi ích tuyệt vời của nước lá ổi 11/04/2025
-
3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá 07/04/2025