Những con ốc sên Partula được sơn một chấm màu đỏ trên vỏ để phản chiếu tia cực tím - Ảnh: ZSL
5.000 con ốc sên Partula có chiều dài dưới 2,5cm được thả xuống các đảo ở Thái Bình Dương. Chúng được sơn một chấm màu đỏ trên vỏ để phản chiếu tia cực tím, giúp các nhà bảo tồn có thể theo dõi tiến trình phát triển của chúng.
Những con ốc Partula "tuyệt chủng trong tự nhiên" này (còn gọi là ốc Polynesian tree) ăn mô và nấm của thực vật đang phân hủy. Chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của rừng.
Khi những con ốc sên đất khổng lồ châu Phi xâm chiếm một số hòn đảo ở Polynesia thuộc Pháp, loài ốc sên hồng được đưa đến đảo này để giải quyết vấn đề. Thật không may, những con ốc hồng lại săn lùng tiêu diệt những con ốc sên bản địa.
Đưa ốc sên Partula bản địa trở lại tự nhiên, chính quyền Polynesia hướng tới việc khôi phục cân bằng sinh thái ở những hòn đảo này.
Vào đầu những năm 1990, một số con ốc sên bản địa còn sống sót cuối cùng đã được giải cứu khỏi các đảo. Chúng được đưa về Sở thú London (Anh) và Edinburgh (Scotland) trong một chương trình nhân giống bảo tồn quốc tế, quy tụ 15 sở thú trên thế giới cùng tham gia.
Người phụ trách động vật không xương sống của Hiệp hội Động vật học London, ông Paul Pearce-Kell, cho biết: “Sau nhiều thập kỷ chăm sóc ốc sên trong các vườn thú bảo tồn, để chuẩn bị cho các hòn đảo đón chúng quay trở lại, chúng tôi nuôi chúng trong môi trường tự nhiên”.
Có tất cả 11 loài ốc sên Partula bản địa đã được cứu, bao gồm cả con cuối cùng được biết đến của loài Partula taeniata sumulans. Con ốc sên đơn độc này được đưa đến vườn thú Edinburgh vào năm 2010 và được nhân giống trở lại với hàng trăm con cháu.
Riêng loài Partula faba không may mắn như vậy. Có 9 con Partula faba tại Edinburgh không thể sinh sản thành công trong điều kiện nuôi nhốt và loài này đã tuyệt chủng vào năm 2016.
"Chúng tôi đã tái thả hơn 21.000 con ốc sên Partula đến các đảo, bao gồm 11 loài và phân loài Polynesian tree đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Năm 2023 này là đợt tái thả lớn nhất từ trước đến nay”, ông Pearce-Kell nói.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online
ĐỜI SỐNG: Nhịp sống trẻ
-
Con làm phép tính ‘1 + 5 + 5 = 11’ bị cô giáo gạch đỏ, bố tưởng cô chấm nhầm, gọi điện hỏi và cái kết ‘bức xúc’ 20/09/2024
-
Mạng xã hội và nỗi lo về một thế hệ 'cúi đầu' vì smartphone 18/06/2024
-
Cái kết buồn của cặp song sinh thất lạc khi mới sinh và đoàn tụ sau 30 năm 25/10/2024
-
Câu chuyện hút hàng ngàn bình luận lúc này: Con đỗ Đại học Y Hà Nội, mẹ cấm nhập học, lý do khiến ai nấy khó xử 25/08/2024
ĐỜI SỐNG: Khám phá
-
Những biện pháp tự nhiên có thể làm sạch phổi 10/04/2025
-
'Nước kẹo' ngâm giá đỗ có hại đến sức khỏe thế nào? 19/04/2025
-
6 lợi ích tuyệt vời của nước lá ổi 11/04/2025
-
3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá 07/04/2025