Trong tiếng Ả Rập cổ đại, Sahara có nghĩa là "không gian trống rỗng" hoặc "không gian nơi không có gì phát triển", hay nói cách khác là sa mạc. Đây là sa mạc lớn thứ ba trên thế giới, có diện tích khoảng 8,6 triệu km2. Trong những năm 1990, Sahara đã mở rộng gần 636.000 km2. Ảnh: iStock.
Sa mạc Sahara trải dài qua 10 quốc gia bao gồm Algeria, Chad, Ai Cập, Libya, Mali, Mauritania, Morocco, Niger, Sudan và Tunisia. Ảnh: iStock.
Sahara là sa mạc nóng nhất thế giới. Nhiệt độ ban ngày ở đây có thể lên tới 50 độ C và ban đêm có thể giảm xuống 0 độ C. Ảnh: iStock.
Nhiều nhà khoa học có bằng chứng cho thấy sa mạc Sahara từng là khu rừng nhiệt đới. Những thân cây hóa thạch được tìm thấy đã chứng minh một khu rừng rậm rộng lớn có thể đã tồn tại ở đây. Bên cạnh đó, nhiều hình chạm khắc trên đá cho thấy Sahara từng là nơi ở của các loài động vật như sư tử, cá sấu, hà mã và voi. Ảnh: iStock.
Hiện tượng hiếm gặp tuyết rơi trên sa mạc từng xảy ra ở Sahara. Lần đầu tiên diễn ra là vào một đêm năm 1979, tuyết rơi trong nửa giờ và tan vài giờ sau đó khi Mặt Trời mọc. Trong những năm gần đây, hiện tượng này cũng xuất hiện do biến đổi khí hậu. Ảnh: iStock.
Cư dân ở Sahara gồm 2 bộ lạc chính là người Bedouin và người Tuareg. Người Bedouin là một bộ tộc gốc Ả Rập vẫn nói ngôn ngữ có nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập. Trong khi người Tuareg là dân du mục nói ngôn ngữ Berber. Ảnh: iStock.
Ở sa mạc Sahara của Ai Cập có một nơi gọi là Wadi Hitan, có nghĩa là "Thung lũng cá voi". Cái tên này xuất hiện sau khi các nhà khảo cổ tìm thấy xác của hàng nghìn con cá voi trong khu vực. Ngoài ra, nhiều hóa thạch khủng long cũng đã được tìm thấy ở Sahara. Ảnh: iStock.
Một cuộc thi chạy marathon băng qua một phần của sa mạc Sahara đã được tổ chức với tên gọi là Marathon Des Sables. Cuộc thi tổ chức trong 7 ngày qua một tuyến đường dài 250 km. Trở ngại lớn nhất đối với các tuyển thủ không phải là khoảng cách, mà là cái nóng lên tới 50 độ C. Ảnh: iStock.
Sahara có khá nhiều động vật hoang dã, gần 70 loài động vật có vú, khoảng 90 loài chim và hơn 100 loài bò sát. Một trong những loài động vật phổ biến nhất ở Sahara là lạc đà Ả Rập. Chúng đã thích nghi với khí hậu khô hạn và có thể không ăn uống trong 17 ngày. Tuy nhiên, khi tìm thấy nước, chúng có thể uống hơn 100 lít nước chỉ trong 10 phút. Ngoài ra, dê cũng là vật nuôi phổ biến ở sa mạc này. Ảnh: iStock.
Con sông chính trong sa mạc Sahara là sông Nile. Đây là dòng sông dài thứ hai trên toàn thế giới, bắt nguồn ở quốc gia Đông Phi Rwanda và chảy ra biển Địa Trung Hải. Ảnh: iStock.
Cát từ sa mạc Sahara được gió mang đến rừng nhiệt đới Amazon và trở thành một loại phân bón tự nhiên cho cây cối ở đây. Ảnh: iStock.
Kỷ lục thế giới về việc băng qua sa mạc Sahara bằng xe đạp được xác lập vào năm 2011 bởi một người Anh với thành tích 13 ngày 5 giờ. Ảnh: iStock.
Thảm thực vật tại Sahara cũng rất đa dạng. Do nhiệt độ cao, ở đây có khoảng 1.100 loài thực vật và chủ yếu là các loài cây bụi. Ảnh: iStock.
Cây Ténéré được biết đến là cây bị cô lập nhất trên thế giới vì nó là cây duy nhất ở sa mạc Sahara trong bán kính 200 km. Tuy nhiên, cái cây đã chết khi bị một người lái xe say rượu tông vào năm 1973. Ảnh: iStock.
Nguồn: Báo điện tử DÂN VIỆT
ĐỜI SỐNG: Nhịp sống trẻ
-
Con làm phép tính ‘1 + 5 + 5 = 11’ bị cô giáo gạch đỏ, bố tưởng cô chấm nhầm, gọi điện hỏi và cái kết ‘bức xúc’ 20/09/2024
-
Mạng xã hội và nỗi lo về một thế hệ 'cúi đầu' vì smartphone 18/06/2024
-
Cái kết buồn của cặp song sinh thất lạc khi mới sinh và đoàn tụ sau 30 năm 25/10/2024
-
Câu chuyện hút hàng ngàn bình luận lúc này: Con đỗ Đại học Y Hà Nội, mẹ cấm nhập học, lý do khiến ai nấy khó xử 25/08/2024
ĐỜI SỐNG: Khám phá
-
Những biện pháp tự nhiên có thể làm sạch phổi 10/04/2025
-
'Nước kẹo' ngâm giá đỗ có hại đến sức khỏe thế nào? 19/04/2025
-
6 lợi ích tuyệt vời của nước lá ổi 11/04/2025
-
3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá 07/04/2025