Trước đó 10 ngày, bà bị râu tôm chọc vào ngón tay phải khiến ngón tay sưng nề, tấy đỏ, đau nhiều. Bệnh nhân đi chích rạch tháo mủ tại phòng khám tư. Sau vài ngày, bà đi khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh và phát hiện bạch cầu, tiểu cầu tăng cao, kèm thêm biểu hiện lâm sàng lách to.
Tại Viện Huyết học - Truyền máu trung ương (Hà Nội), sau khi làm đầy đủ các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu tủy mạn, ung thư máu mạn tính. Qua 10 ngày điều trị, bệnh nhân được xuất viện, uống thuốc tại nhà và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.
Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Nhật, phó trưởng khoa điều trị hóa chất bệnh viện, nhiều bệnh nhân ung thư máu mạn tính tình cờ phát hiện bệnh khi khám, xét nghiệm tầm soát sức khỏe hoặc khi đi khám vì một vấn đề sức khỏe liên quan nào đó.
Vì thế, khi có dấu hiệu bất thường, người dân không nên chủ quan. Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ hằng năm cũng vô cùng quan trọng để phát hiện bệnh ở giai đoạn "mầm mống".
Triệu chứng của bệnh khác nhau tùy giai đoạn và thể bệnh. Những tế bào bất thường của ung thư máu thường tích lại tại gan, thận, lá lách, ruột… và sẽ gây ra các triệu chứng đau bụng, ăn không ngon miệng, chán ăn, luôn có cảm giác buồn nôn. Người có biểu hiện bất thường cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online
ĐỜI SỐNG: Nhịp sống trẻ
-
Con làm phép tính ‘1 + 5 + 5 = 11’ bị cô giáo gạch đỏ, bố tưởng cô chấm nhầm, gọi điện hỏi và cái kết ‘bức xúc’ 20/09/2024
-
Mạng xã hội và nỗi lo về một thế hệ 'cúi đầu' vì smartphone 18/06/2024
-
Cái kết buồn của cặp song sinh thất lạc khi mới sinh và đoàn tụ sau 30 năm 25/10/2024
-
Câu chuyện hút hàng ngàn bình luận lúc này: Con đỗ Đại học Y Hà Nội, mẹ cấm nhập học, lý do khiến ai nấy khó xử 25/08/2024
ĐỜI SỐNG: Khám phá
-
Những biện pháp tự nhiên có thể làm sạch phổi 10/04/2025
-
'Nước kẹo' ngâm giá đỗ có hại đến sức khỏe thế nào? 19/04/2025
-
6 lợi ích tuyệt vời của nước lá ổi 11/04/2025
-
3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá 07/04/2025