Tuy nhiên, khi đi trên các phương tiện công cộng từ xe bus tới tàu điện ngầm, khách du lịch sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh tượng người già phải đứng, trong khi người trẻ tuổi lại ngồi mà không nhường ghế.
Bạn đừng cố nhường chỗ cho người cao tuổi khi tới Nhật, nếu không muốn coi là bất lịch sự
Theo phép lịch sự chung, khi đi trên các phương tiện công cộng như tàu điện ngầm hay xe bus, nếu có người cao tuổi xuất hiện, họ sẽ được nhường chỗ. Nhưng điều đó lại không xảy ra tại Nhật Bản.
Ga tàu điện vào giờ cao điểm ở Nhật Bản luôn đông nghẹt người
Lần đầu chứng kiến điều này, bạn không tránh khỏi hoài nghi, tại sao một đất nước vốn nổi tiếng với văn hóa ứng xử, lại bỏ qua việc nhường ghế cho người già – phép lịch sự tối thiểu mà ai cũng biết?
Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, thể hiện sự tôn trọng và ưu tiên cho người cao tuổi được coi là dấu hiệu tốt về cách cư xử của người trẻ. Nhưng nếu dành đủ thời gian ở Nhật Bản để trò chuyện với người già tại đây, bạn sẽ hiểu hơn về cách xử lý các kỹ năng xã hội phù hợp với từng quốc gia.
Người Nhật nổi tiếng với lòng tự trọng rất cao, nên không muốn nhận chỗ ngồi từ phía người nhường
Người Nhật vốn nổi tiếng với lòng tự trọng rất cao. Họ cho rằng, hành động người khác nhường ghế cho mình không khác nào việc nhắc nhở bản thân họ đã già tới mức phải được ngồi ở ghế nhường. Điều này là sự tổn thương, đồng thời nhắc nhở họ về tuổi tác.
Một blogger du lịch từng có thời gian dài sinh sống ở Nhật Bản, cho biết: “Một người bạn bản địa đã nói với tôi, ngay cả khi bạn có lòng tốt muốn nhường ghế, nhưng không có nghĩa họ phải chấp nhận lòng tốt của bạn. Họ đơn giản không muốn bị thương hại hay gây bất tiện cho người khác”.
Trên thực tế, Nhật Bản là quốc gia có dân số già ngày càng tăng. Bản thân những người cao tuổi hầu hết đều có sức khỏe tốt, vẫn tham gia làm việc như những người khác. Họ coi việc “chiến đấu” trong các toa tàu đông nghẹt khách là điều bình thường. Bởi vậy, quan điểm của người Nhật về việc ưu tiên cho người cao tuổi gần như sẽ khác biệt với hầu hết các nước châu Á khác.
Hơn nữa, người Nhật vốn rất coi trọng sự bình đẳng. Ai lên tàu trước sẽ là người có ghế. Lòng tự trọng cao khiến họ không cho phép mình được người khác nhường nhịn hay đòi hỏi quyền lợi từ ai. Họ không muốn nhận thứ không thuộc về mình.
Những ghế ngồi ưu tiên trên tàu điện ngầm, bao gồm người già, phụ nữ có thai, người tàn tật và phụ nữ có trẻ nhỏ
Vậy nên, khi du lịch ở Nhật Bản, nếu di chuyển trên tàu điện ngầm cũng như các phương tiện công cộng, bạn đừng cố nhường chỗ cho người cao tuổi, nếu không muốn bị coi là bất lịch sự.
Theo kinh nghiệm, trong trường hợp bạn vẫn muốn nhường chỗ cho họ, bạn có thể đứng dậy, bước về phía cửa ra vào và “vờ như” chuẩn bị xuống trạm kế tiếp. Nếu vị khách lớn tuổi cảm thấy cần chỗ ngồi, họ sẽ tự chủ động tiến vào ghế trống mà không cảm thấy tổn thương.
Hoàng Hà
Theo Jpninfo/ News
ĐỜI SỐNG: Nhịp sống trẻ
-
Con làm phép tính ‘1 + 5 + 5 = 11’ bị cô giáo gạch đỏ, bố tưởng cô chấm nhầm, gọi điện hỏi và cái kết ‘bức xúc’ 20/09/2024
-
Mạng xã hội và nỗi lo về một thế hệ 'cúi đầu' vì smartphone 18/06/2024
-
Cái kết buồn của cặp song sinh thất lạc khi mới sinh và đoàn tụ sau 30 năm 25/10/2024
-
Câu chuyện hút hàng ngàn bình luận lúc này: Con đỗ Đại học Y Hà Nội, mẹ cấm nhập học, lý do khiến ai nấy khó xử 25/08/2024
ĐỜI SỐNG: Khám phá
-
Những biện pháp tự nhiên có thể làm sạch phổi 10/04/2025
-
Hiểu lầm tai hại khi dùng kem chống nắng 02/05/2025
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn thiếu ngủ trầm trọng 03/05/2025
-
'Nước kẹo' ngâm giá đỗ có hại đến sức khỏe thế nào? 19/04/2025