Có sự khác biệt lớn giữa việc trẻ ngủ cùng mẹ so với ngủ cùng ông bà hoặc với cha.

Có một người mẹ ở Trung Quốc cho biết, mấy năm gần đây vợ chồng cô phải đi làm xa, không có thời gian chăm sóc con nên phải gửi con về nhà ông bà ngoại. Khi bé được 3 tuổi, 2 vợ chồng đón con về và chuẩn bị cho học mẫu giáo.

Tuy nhiên, điều khiến cô đau đầu nhất bây giờ không phải là chuyện học hành mà là giấc ngủ của con mình. Bây giờ con cô đêm nào cũng đòi bà ngoại, không chịu ngủ với bố mẹ dù thế nào đi nữa. Dù 2 vợ chồng làm mọi cách, con vẫn luôn tìm kiếm bà khi thức dậy.

Ngày thường, dù làm chuyện gì con cũng đều muốn người đầu tiên mình chia sẻ là bà. Người mẹ tự trách mình vì đã bỏ bê con quá lâu, cảm thấy con không gần gũi với mẹ.

Cô không phải là người duy nhất có cảm giác tự trách mình như vậy. Trước đó trong một chương trình tạp kỹ về nuôi dạy con cái, người dẫn chương trình CCTV tên Wang Xiaoqian cũng nói về những rắc rối tương tự.

Vì công việc khá bận rộn nên cô đã thuê một bảo mẫu để chăm sóc con. Ban đầu cô cảm thấy cô bảo mẫu là một người rất tốt, rất có trách nhiệm với bọn trẻ. Nhưng dần dần cô phát hiện ra đứa con gái 4 tháng tuổi bắt đầu từ chối những cái ôm của mình, luôn muốn ở gần bảo mẫu.

Sau khi nghe xong, một số chuyên gia nuôi dạy con cái ngay lập tức chỉ ra vấn đề: "Đứa trẻ ngủ với ai thì thuộc về người đó".

 Là cha mẹ, đừng nghĩ rằng vì con còn nhỏ, không ghi nhớ được mọi việc nên bỏ bê việc đồng hành cùng con. Trước 3 tuổi là giai đoạn quan trọng để con hình thành cảm giác an toàn giữa cha mẹ và con cái.

Giáo sư Lý Mai Cẩn (Trung Quốc) cho biết: "Suốt10 tháng đứa trẻ ở trong bụng mẹ, chúng đã quen với nhịp tim và âm thanh của mẹ, sự gắn bó của nó với mẹ rất mạnh mẽ. Sự phát triển của các mối quan hệ gắn bó thường xảy ra trong 3 năm đầu đời của trẻ".

Vì vậy, trước khi trẻ được 3 tuổi, tốt nhất cha mẹ nên ngủ cùng với con mình, điều này có lợi cho sự phát triển của trẻ. Nếu thực sự có yếu tố bất khả kháng, hãy cố gắng chọn ông bà, không nên để trẻ ngủ chung với bảo mẫu.

Con ngủ với ai sẽ thông minh hơn?

Hầu hết mọi gia đình đều tranh luận về chủ đề con ngủ với ai sẽ thông minh hơn. Mỗi người đều có những quan điểm khác nhau và rất khó để đưa ra một kết luận khoa học thống nhất.

Chúng ta đều biết rằng, muốn trẻ phát triển tốt về mặt trí tuệ thì thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ rất quan trọng.

Đối với trẻ dưới 3 tuổi, trẻ phải ngủ ít nhất 10-12 tiếng mỗi ngày để đạt tiêu chuẩn về thời gian ngủ. Trong khoảng thời gian này, gần 1/6 thời gian trẻ ở trạng thái ngủ mơ màng, chỉ cần một rung động nhỏ nhất cũng có thể đánh thức chúng ngay lập tức.

Vì vậy, nếu trẻ không thể duy trì được giấc ngủ sâu cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.

- Trẻ ngủ với mẹ

Nơi đầu tiên đứa trẻ lớn lên và phát triển chính là bụng mẹ, trong suốt 10 tháng phát triển, âm thanh mà trẻ yêu thích nhất là nhịp tim của mẹ, mùi hương khiến trẻ yên tâm nhất là hơi thở của mẹ.

Được mẹ dỗ vào giấc ngủ không chỉ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu mà còn mang lại cảm giác an toàn liên tục, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ và phát triển trí thông minh tốt hơn trong khi ngủ.

Ngoài ra, những trẻ có ý thức an toàn phát triển tốt cũng sẽ được cải thiện và giúp đỡ trong việc tương tác xã hội, học tập và tư duy, trẻ sẽ tự nhiên trở nên thông minh hơn.

1 Tre Ngu Cung Me Lieu Co Thong Minh Hon- Trẻ ngủ với cha

Quả thực, lợi ích lớn nhất của việc người cha tham gia đầy đủ vào quá trình trưởng thành của con mình là có thể mang lại cho trẻ cảm giác an toàn. Đây là yếu tố đầu tiên của nhu cầu tâm lý, sự an toàn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nhân cách của trẻ.

Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý ở đây là việc trẻ ngủ với cha cũng có yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như ngủ ngáy, ngủ quá say, ngủ đè tay chân lên con cái... Mặc dù việc trẻ ngủ với cha là tốt nhưng hãy cố gắng đừng để cha ngủ một mình với con cái, việc kiểm soát "an toàn giấc ngủ" của trẻ cũng rất quan trọng.

- Trẻ ngủ với ông bà

Trên thực tế, nhiều người hiện nay có nhiều áp lực công việc, khó có thể dành toàn thời gian để nuôi con, phần lớn đều cần đến sự giúp đỡ của người già ở nhà để chăm sóc con cái. Đặc biệt, những người lớn tuổi thương con cái đi làm xa, không đành lòng để con phải thức dậy lúc nửa đêm để chăm sóc sau một ngày bận rộn nên phải tự mình dỗ cháu đi ngủ.

Hơn nữa, người già thường có lịch trình rất ổn định, đảm bảo cho cháu mình có thể đi ngủ đúng giờ vào lúc 8 hoặc 9 giờ. Chính vì sự chăm sóc tỉ mỉ của người lớn tuổi đối với con cháu mà hầu hết trẻ em được ông bà nuôi dưỡng đều có tính tự lập kém, khả năng tự chăm sóc bản thân yếu.

Hơn nữa, người già có giấc ngủ tương đối nông, trẻ con trở mình hoặc khóc sẽ khiến người già mất ngủ. Hệ quả là sức khỏe của người già ở nhà cũng sẽ bị ảnh hưởng do không được nghỉ ngơi vào ban đêm.

Vì vậy, để cả trẻ em và người già đều có giấc ngủ ngon, các bậc cha mẹ trẻ hãy cố gắng tự dỗ con mình ngủ, không nên trông cậy quá nhiều vào sự giúp đỡ của người lớn tuổi.

 Thời gian trẻ ngủ chiếm 1/3 thời gian trong ngày và là khoảng thời gian rất quan trọng trong giai đoạn thơ ấu của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ thích ngủ cùng người gần gũi với mình nhất và chịu ảnh hưởng từ họ nhiều hơn.

Là cha mẹ, bạn không thể mong đợi người khác giúp chăm sóc con mình đồng thời muốn con gần gũi với mình. Nếu muốn duy trì mối quan hệ cha mẹ và con cái tốt nhất, bạn phải tranh thủ thời gian buổi tối trước đi ngủ, đọc truyện cho con nghe và cùng chúng đi ngủ.

Theo Phụ nữ Việt Nam




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC