Không nên quá ỷ lại vào điện thoại. Điện thoại cầm tay là vật dụng đặc biệt cần thiết đối với người hiện đại, tuy nó mang đến nhiều thuận tiện nhưng những nguy hiểm cũng không nhỏ.

 

Gần đây có câu chuyện kể về một cô gái 25 tuổi phát hiện có cái mụn đặc biệt cứng ở gần dái tai trong lúc rửa mặt, khi đó cô không chú ý nhiều, nhưng sau một thời gian thì cái mụn càng lúc càng to ra khiến cô phải đi bác sĩ khám, và phát hiện bị khối u tuyến mang tai.

Cô gái là người nghiện điện thoại di động, thường xuyên nói chuyện điện thoại với bạn trai thời gian dài sau khi đi làm về, nhiều lần nói chuyện cho đến khi chiếc điện thoại nóng lên mới chịu ngừng.

Cô không hiểu đây là thói quen đặc biệt không tốt cho sức khỏe.

Vì sao để điện thoại bên cạnh khi ngủ sẽ làm bạn giảm tuổi thọ? - 0

Có lẽ đa số mọi người nghiện điện thoại không cảm thấy mình rơi vào tình trạng bệnh như câu chuyện kể trên, nhưng nếu bạn nhiễm phải những thói quen sau đây thì nên chú ý.

Để điện thoại bên cạnh gối.

Bức xạ điện thoại gây ảnh hưởng không tốt đối với hệ thần kinh trung ương, gây đau đầu, chóng mặt, rụng tóc, mất ngủ…

Đeo điện thoại trước ngực.

Vì phòng tránh bị giật điện thoại nên nhiều người thường đeo trước ngực, nhưng việc để điện thoại gần tim gây ảnh hưởng không tốt cho hệ nội tiết. Đối với nữ giới có thể gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn quá trình thay thế tế bào.

Để điện thoại trong túi quần.

Vị trí quá gần hệ sinh sản, bức xạ điện thoại có thể làm chết tinh trùng hoặc trứng, ảnh hưởng đến việc sinh sản, ngoài ra có thể làm biến dị DNA gây nguy cơ về lâu dài.

Thường xuyên dùng điện thoại vào mạng.

Bức xạ điện thoại có thể gây khối u, có thể làm ung thư mắt. Nghiên cứu đã chứng minh, bức xạ điện thoại có ảnh hưởng nhiều đối với chứng ung thư hắc tố mắt.

Nhiều người cho rằng bản thân đã thực hiện biện pháp bảo bệ đầy đủ, nhưng có những cách bảo vệ đã được chứng minh không mang lại hiệu quả bao nhiêu. Xin tham khảo thêm như dưới đây.

– Miếng dán chống bức xạ điện thoại. Phương pháp này đã được chứng minh không có hiệu lực.

– Chọn điện thoại vỏ nhựa. Cho dù vỏ nhựa hoặc vỏ kim loại thì bên ngoài vẫn luôn được mạ một lớp kim loại, vì thế sẽ luôn có bức xạ.

– Bố trí ăng-ten bên ngoài thu sóng điện thoại. Cho dù ăng-ten trong hay bên ngoài thì kích thước và vật liệu cũng không thay đổi.

– Mua điện thoại di động nhập khẩu. Mọi điện thoại di động luôn phải theo các tiêu chuẩn chứng nhận FTA châu Âu, tương đồng về quy định an toàn bức xạ.

Nhưng có những cách để bạn hạn chế được nguy hại.

  • Khi vừa kết nối giao tiếp điện thoại hãy để xa đầu, vì khi đó tín hiệu truyền dẫn không ổn định, bức xạ nghiêm trọng nhất, tốt nhất là không áp sát điện thoại vào đầu.
  • Chọn điện thoại màu xanh. Bức xạ điện thoại theo tiêu chuẩn CDMA thấp hơn, vì thế được gọi là “điện thoại màu xanh”, khác với điện thoại theo chuẩn GSM.
  • Không nướng điện thoại. Tốt nhất không giao tiếp điện thoại quá 1 – 2 tiếng mỗi ngày, vì bức xạ cũng tích tụ dần.
  • Hạn chế gọi điện thoại. Bức xạ do gọi điện thoại còn mạnh hơn so với khi nhận cuộc gọi.
  • Không nên chỉ nghe một bên tai, tốt nhất nên thay đổi tai nghe thường xuyên.
  • Hạn chế nghe hoặc gọi khi tín hiệu yếu. Lúc này bức xạ mạnh hơn nhiều.
  • Hãy dùng tai nghe. Bức xạ sẽ rất nhỏ khi tai nghe cách đầu từ 30cm trở lên.
  • Bức xạ mạnh hơn khi pin yếu.
  • Vừa sạc pin vừa nghe điện thoại cũng rất không tốt.
  • Không nên để điện thoại bên cạnh khi ngủ. Ngay cả khi bạn tắt nguồn điện thoại thì bản thân chiếc điện thoại cũng có lượng bức xạ nhỏ, vì thế tốt nhất hãy để điện thoại ở xạ.

Tuy điện thoại di động mang lại cho chúng ta nhiều tiện lợi, nhưng nếu không chú ý những phương pháp sử dụng an toàn thì cái giá phải trả cũng không nhỏ.

Bạn hãy cẩn trọng nhé!

 

Nguồn: DKN.TV




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC