Đồng phục mùa hè bao gồm áo sơ mi hoặc bộ áo dài truyền thống, quần âu, giày hoặc dép có quai hậu, nếu nữ sinh sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.
Ngày 16/6, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo quy định về việc mặc đồng phục của học sinh, sinh viên và lễ phục tốt nghiệp của học sinh TCCN, sinh viên ĐH, CĐ.
Theo Bộ GD&ĐT, đồng phục được sử dụng cho toàn bộ học sinh, sinh viên của một trường. Đồng phục bao gồm quần đồng màu, áo đồng màu (áo sơ mi, áo khoác, áo dài), phù hiệu, giày hoặc dép.
Còn lễ phục được sử dụng cho học sinh, sinh viên của một trường (hoặc ngành) mặc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục ĐH, TCCN, tạo sự trang trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng tự hào của người học, tôn vinh nghề nghiệp, thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc. Lễ phục bao gồm áo, mũ và biểu trưng (logo) của trường nếu có.
Bên cạnh tiêu chuẩn đồng phục mùa hè bao gồm áo sơ mi hoặc bộ áo dài truyền thống, quần âu, giày hoặc dép có quai hậu, nếu nữ sinh sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối. Nếu chọn áo dài làm đồng phục thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh từ bậc THPT trở lên. Học sinh, sinh viên dân tộc được khuyến khích sử dụng trang phục dân tộc trong ngày lễ, Tết, hội...
Các trang phục này phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường; phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập...; bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
Lãnh đạo các trường tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của trường quyết định việc mặc đồng phục, quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục của học sinh sau khi có sự thống nhất với Hội đồng trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Khi cần thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
![]() |
Ở nhiều trường, đồng phục của nữ sinh là áo dài. Ảnh: Hải Duyên. |
Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác. Trong trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục cũng không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo.
Theo Vnexpress.
ĐỜI SỐNG: Nhịp sống trẻ
-
Con làm phép tính ‘1 + 5 + 5 = 11’ bị cô giáo gạch đỏ, bố tưởng cô chấm nhầm, gọi điện hỏi và cái kết ‘bức xúc’ 20/09/2024
-
Mạng xã hội và nỗi lo về một thế hệ 'cúi đầu' vì smartphone 18/06/2024
-
Cái kết buồn của cặp song sinh thất lạc khi mới sinh và đoàn tụ sau 30 năm 25/10/2024
-
Câu chuyện hút hàng ngàn bình luận lúc này: Con đỗ Đại học Y Hà Nội, mẹ cấm nhập học, lý do khiến ai nấy khó xử 25/08/2024
ĐỜI SỐNG: Giải trí
-
Con gái Quyền Linh mua xe hơn 8 tỉ ở tuổi 19 gây tranh cãi, vì sao? 15/04/2025
-
Máy bay bất ngờ chuyển hướng vì hành khách làm mất điện thoại 31/03/2025
-
"Tiktoker giang hồ" làm giám khảo: Không thể chấp nhận nổi! 02/04/2025
-
Suốt cả thế kỷ chỉ mở ra 3 lần nhưng kho vàng 4.175 tấn của Mỹ sắp bị Elon Musk 'đột nhập' 21/02/2025