Đây là một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng trong cuộc sống, vậy mà nó luôn bị bỏ qua. Văn hóa trả lời tin nhắn không phải là phép lịch sự mà là sự tôn trọng dành cho đối phương.

Với bố mẹ, chỉ cần một tin nhắn trả lời "con về nhà an toàn", cũng đủ làm bố mẹ an lòng. Còn trong nơi làm việc, câu trả lời "đã nhận được thông tin" là một thái độ lịch sự và chuyên nghiệp của một nhân viên, đồng nghiệp.

Đằng sau những tin nhắn trả lời nhanh chóng là một sự tôn trọng, trấn an người khác, giúp bạn cho mọi người thấy rằng mình là một người đáng tin cậy. Vì vậy, trả lời tin nhắn nhanh chóng, đúng lúc là một thói quen tốt và còn là kiểu văn hoá giao tiếp văn minh. Hãy xem những câu chuyện dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1 Cai Gia Phai Tra Cua Viec Cham Tra Loi Tin Nhan Hoac Seen Khong Rep Nhung Nguoi Co Eq Cao Khong Bao Gio Lam Nhu The

01. Không trả lời, không đáng tin cậy

Tiểu Vương là nhân viên của một công ty. Cô được yêu cầu gửi tài liệu cho một bộ phận bên trên. Một giờ trôi qua, Tiểu Vương không hồi âm cho người quản lí. Hai giờ trôi qua, cô vẫn chưa trả lời. Người quản lý của Tiểu Vương mới hỏi cô rằng đã gửi tài liệu được giao chưa? Cô nói rằng đã giao rồi và vì không có người cần gặp ở đó nên cô gửi lại cho một người khác ở trong phòng, nhờ họ giao lại cho người kia.

Khi nghe thấy điều này, vị quản lý của Tiểu Vương nghĩ trong đầu 4 chữ: KHÔNG ĐÁNG TIN CẬY. Từ đó, người quản lý cũng không giao cho Tiểu Vương những việc quan trọng nữa.

Hồi âm tin nhắn, email – một việc đơn giản mà ít người để ý đến. Trong cuộc sống thường ngày, hồi âm tin nhắn là một phép lịch sự cơ bản, còn trong công việc, đó là một sự chuyên nghiệp. Thử đặt mình vào tình huống bạn là người gửi tin nhắn đi mà không nhận được hồi âm xem sao? Bạn sẽ hiểu được quyết định của vị quản lý của Tiểu Vương một cách rõ ràng.

Lấy được lòng tin của người khác đã khó, không trả lời tin nhắn sẽ ảnh hưởng đến việc này rất nhiều.

02. Hồi âm tin nhắn: Sự chuyên nghiệp, chính trực của một con người

Người khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm mỗi khi gặp chuyện quan trọng sẽ là ai? Vì sao bạn lại có cảm giác này? 

Đó là bởi vì bạn không phải lo lắng xem người này có nhận được thông tin chưa, họ sẽ chú ý làm những việc bạn nhờ vả, làm hết sức mình và luôn trả lời tin nhắn nhanh nhất có thể, không bao giờ để bạn phải lo lắng chờ đợi. Trong cuộc sống, ai cũng có ít nhất một mối quan hệ như thế.

Thế nhưng, thử tưởng tượng rằng khi bạn gửi một tin nhắn cho bạn bè, đồng nghiệp, nếu người kia không trả lời, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Bị xem thường, thờ ơ, lạnh nhạt? Đó cũng sẽ là cảm giác của đối phương khi bạn không trả lời tin nhắn của họ. Cho dù đó là ai, trừ khi bạn có lí do chính đáng thì một tin nhắn hồi âm nhanh và kịp lúc sẽ là sự tôn trọng dành cho đối phương.

Hồi âm tin nhắn, email chỉ là một việc đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Đó chỉ là bề nổi của vấn đề, gốc rễ nằm ở tính cách chuyên nghiệp, biết giữ lời hứa và sự chính trực của một con người.

03. Tin nhắn của gia đình lại càng phải hồi âm nhanh

Làm như vậy là để giúp gia đình bạn yên tâm mỗi khi bạn đi ra ngoài. Mỗi khi bạn đi chơi xa, đi tàu xe hay đơn giản là bạn đi về muộn, gia đình bạn là những người lo lắng nhất. Bố mẹ sẽ nhắn tin nhiều hơn bình thường, hỏi han bạn thường xuyên hơn. 

Theo một lẽ thường tình, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và mất kiên nhẫn với những lời hỏi thăm đó. Nhưng bạn thử nghĩ xem, gia đình có cần bạn báo cáo chi tiết rằng bạn đang làm gì không? Chỉ cần một tin nhắn hồi âm "con vẫn ổn" nhanh và kịp lúc là câu trả lời mà bố mẹ mong muốn nhất.

Chỉ có những người quan tâm bạn mới mong ngóng câu trả lời của bạn. Thế nên không làm mọi người lo lắng cũng là một thói quen bạn cần phải học. Đừng thờ ơ với sự quan tâm, chăm sóc như thế này bởi đó là tình yêu thương của gia đình dành cho bạn – tình yêu không bao giờ phai nhạt mà mãi khắng khít theo năm tháng.

Theo Pháp luật và bạn đọc




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC