Tôi 25 tuổi, tốt nghiệp đại học được 2 năm, có công việc chính với mức lương 7 triệu đồng/tháng tại một công ty chuyên về giáo dục ở TP.HCM.
Dạo gần đây, chủ đề "giới trẻ lương thấp nhưng thích đi cà phê sang" rầm rộ trên mạng xã hội, tôi trở thành đối tượng được bàn tán nhiều ở công ty.
Chuyện là, tôi có thói quen, đúng hơn là đam mê ngồi cà phê. Quán cà phê tôi chọn là Starbucks, đơn giản vì thức uống hợp khẩu vị, không gian yên tĩnh hơn so với các thương hiệu khác.
Một tháng 30 ngày thì phải đến 25 ngày tôi "đóng họ" cho Starbucks, mỗi ngày khoảng 180 nghìn đồng cho 1 phần nước và bánh. Đều đặn mỗi lần nạp vào thẻ vài triệu đồng, tôi trở thành thành viên "hạng vàng'' của Starbucks.
Với hai cửa hàng Starbucks cạnh công ty và nhà, mỗi lần tới quán, chỉ cần nhìn thấy tôi là nhân viên đã biết sẽ gọi món gì.
Gia đình tôi ở TP.HCM, so với các đồng nghiệp khác, tôi không bị áp lực chi phí ăn ở. Ngoài công việc chính, thỉnh thoảng tôi còn nhận một số dự án khác ở ngoài. Công việc phụ nhưng thu nhập chính.
Mức lương 7 triệu đồng/tháng mà mọi người thấy vừa đủ cho chuyện đi lại, "cà phê cà pháo" của tôi.
Mỗi phần bánh và cà phê giá 180 nghìn đồng của cô gái 25 tuổi.
Cách chi tiêu của tôi không bị ba mẹ ý kiến, thế mà, nhiều ngày nay tôi lại bị các đồng nghiệp ở công ty "xì xào".
"Đúng là đi làm vì đam mê, ước được như Thy!", "Thưởng lễ mấy trăm nghìn thì Thy nó không cần đâu, uống cà phê mỗi lần 200 nghìn cơ mà!", "Thy bao cà phê mọi người nhỉ!", "Giới trẻ thích cà phê sang đâu xa, ở công ty mình luôn đấy thôi!",... những câu nói với giọng điệu mỉa mai mà tôi "được" nghe mỗi ngày.
Ngoài những lời tôi nghe được, nhiều người còn bàn tán sau lưng rằng, tôi tiêu hoang thì không biết đến bao giờ mới có được một khoản tích góp. Làm bao nhiêu xài bấy nhiêu, lỡ có bất trắc thì "lấy gì mà ăn". Lương có bao mà đi học đòi sang chảnh, sống ảo, hay có ai "bao nuôi"?
Chuyện thu nhập ngoài của tôi mọi người không biết, vì tôi không có trách nhiệm phải liệt kê. Tuy nhiên, sau 2 năm ra trường, một GenZ như tôi tích góp được 100 triệu đồng, tôi cho rằng đó cũng là con số chấp nhận được.
Tôi nghĩ, mỗi người có một cách sống riêng, miễn không động chạm, ảnh hưởng đến ai thì không nên dè bỉu. Dĩ nhiên tôi không khuyến khích mọi người bằng mọi giá như đi vay nợ để ngồi cà phê sang. Tuy nhiên, nếu có điều kiện và việc uống một ly cà phê ngon - ở một không gian đẹp giúp công việc của mình tốt hơn thì nên lắm chứ!
Với nhiều người, có thể không ăn sáng, nhưng không thể thiếu cà phê, tôi là một trong số đó. Và, chất lượng công việc của tôi khi ngồi ở quán cà phê hiệu quả gấp đôi so với ở nhà, vậy tại sao không chọn quán cà phê.
Có thể nhiều người nghĩ rằng tôi đang bao biện cho sự đua đòi sang chảnh của mình, nhưng tôi vẫn muốn nói lại, việc chi tiền cho sở thích cá nhân không ảnh hưởng đến ai thì không việc gì phải bàn tán.
Theo VTCnew
ĐỜI SỐNG: Nhịp sống trẻ
-
Con làm phép tính ‘1 + 5 + 5 = 11’ bị cô giáo gạch đỏ, bố tưởng cô chấm nhầm, gọi điện hỏi và cái kết ‘bức xúc’ 20/09/2024
-
Mạng xã hội và nỗi lo về một thế hệ 'cúi đầu' vì smartphone 18/06/2024
-
Cái kết buồn của cặp song sinh thất lạc khi mới sinh và đoàn tụ sau 30 năm 25/10/2024
-
Câu chuyện hút hàng ngàn bình luận lúc này: Con đỗ Đại học Y Hà Nội, mẹ cấm nhập học, lý do khiến ai nấy khó xử 25/08/2024
ĐỜI SỐNG: Giải trí
-
Đoàn sư Minh Tuệ 'tạm dừng bộ hành', ông Báu suýt bị thay thế, nội bộ bất đồng 01/02/2025
-
Con gái Quyền Linh mua xe hơn 8 tỉ ở tuổi 19 gây tranh cãi, vì sao? 15/04/2025
-
Máy bay bất ngờ chuyển hướng vì hành khách làm mất điện thoại 31/03/2025
-
"Tiktoker giang hồ" làm giám khảo: Không thể chấp nhận nổi! 02/04/2025