Giải thích về việc Việt Nam có 450 trường đại học và cao đẳng nhưng tại sao ít bằng sáng chế và thành tựu khoa học và kiến thức sinh viên thì cách quá xa so với thực tiễn, Thứ trưởng Bộ Học, ông Trần Văn Ga “đổ thừa” một phần nguyên nhân do “doanh nghiệp chưa tham gia nhiều vào quá trình đào tạo nhân lực”.

Ông Ga cho rằng trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần tham gia vào quá trình đào tạo, đóng góp về trang thiết bị hoặc chuyên gia tham gia giảng dạy. Nhưng với doanh nghiệp Việt Nam, nhà trường đôi khi vẫn cần trả tiền cho doanh nghiệp để sinh viên thực tập thay vì doanh nghiệp trả tiền cho sinh viên như ở nước ngoài.

“Cây” giáo dục đang chết từ ngọn xuống - 0

 Cứ 5 người Việt Nam thất nghiệp thì có 1 người có bằng đại học hoặc thạc sĩ.

Kiến thức xa rời thực tế, nên cứ 5 người Việt Nam thất nghiệp thời điểm này thì có 1 có bằng đại học hoặc thạc sĩ. Trong khi 62% các doanh nghiệp được khảo sát nói rằng họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng.

Sốc, bởi nhìn tổng thể, cái “cây” giáo dục của chúng ta đang bị chết từ ngọn xuống bởi cái gốc đang thối rữa. Cứ nhìn lên phần tinh hoa là các tiến sĩ và tiến sĩ có học hàm giáo sư, phó giáo sư mà xem.

Họ vẫn đọc cái bàn trong tiếng Anh là “ta bờ le” (table) và mãi mê nghiên cứu những đề tại vô thưởng vô phạt kiểu “hành vi nịnh trong tiếng Việt” hay “đặc điểm giao tiếp với dân của chủ tịch UBND xã” thì thấy chuyện sinh viên kiến thức xa rời thực tiễn và đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư tiền cho họ thực tập là chuyện hoang đường.

HOÀNG VĂN MINH - Theo LAODONG.VN




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC