Có bầu Bộ trưởng Hạnh phúc thì cũng chỉ trang trí, tô son phấn cho một câu chuyện mơ hồ nào đó".

 

Người Việt hạnh phúc vì luôn lạc quan, yêu đời

Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) vừa bổ nhiệm một nữ thành viên trong nội các chính phủ giữ cương vị Bộ trưởng Hạnh phúc. Vì đứng đầu nhiều bảng xếp hạng về chỉ số hạnh phúc, nên dư luận đưa ra nhiều câu hỏi: "Liệu Việt Nam có nên có Bộ trưởng Hạnh phúc hay không?".

Trước luồng dư luận trên, ông Trần Quốc Thuận - nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: "Tôi không biết trên thế giới có bao nhiêu nước có Bộ trưởng Hạnh phúc.

Nhưng về phía Việt Nam trước chúng ta cũng có Bộ bà mẹ và trẻ em, Bộ Lao động thương binh và xã hội...nếu có Bộ trưởng Hạnh phúc thì điều tôi quan tâm là nội hàm Bộ đó làm gì? Cơ chế để tổ chức đó hoạt động như thế nào?

Bây giờ, đặt ra bộ máy cồng kềnh thì quá tràn lan, nặng nề thêm bài toán nhân sự, bài toán kinh tế, đôi khi khó khăn hơn, lúc đó còn khiến cho dân mất đi sự hạnh phúc.

Cũng như ở nước ngoài cũng có nhiều ngày như Ngày của cha - Daddy's Day, Ngày của mẹ - Mother' Day, Valentine Day - Ngày lễ tình nhân, Christmas - Ngày giáng sinh...Việt Nam cũng đang dần dần học theo và làm quen.

Nhưng việc có hay không có thì cũng không ảnh hưởng đến truyền thống của đất nước, không phải thế giới có cái gì thì Việt Nam cũng bắt buộc phải có.

Việt Nam có cần Bộ trưởng Hạnh phúc: Chuyện mơ hồ - 0

Sự phân biệt giàu nghèo ngày càng lớn, liệu người Việt có hạnh phúc?

Nhưng có nhiều kiểu cười, cười khẩy, cười mỉa mai, cười duyên, có lẽ người nước ngoài nhìn vào "nụ cười Việt Nam" thì cho rằng người Việt Nam mình hạnh phúc".

Còn việc Việt Nam đứng đầu các bảng xếp hạng hạnh phúc cao, tôi cũng không thấy lạ, vì người ta vẫn nói, dân tộc Việt Nam rất lạc quan, yêu đời. Người Việt cái gì cũng cười, đau khổ cũng cười, hạnh phúc, vui vẻ cũng cười, hận thù, ghét bỏ cũng cười.

Theo ông Thuận, muốn hạnh phúc thì tiền xóa đói giảm nghèo phải đưa nguyên trọn vẹn cho người dân, như Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã từng nói:

"Sao giờ không ai sợ pháp luật, không sợ bị trừng trị nữa rồi, mỗi ngày ăn từng tí của dân, liều vacxin con con cũng ăn, tiền chữa bệnh cũng ăn, trách nhiệm thuộc về ai?”.

Vì thế, ông Thuận đặt ra câu hỏi: Vậy thì người dân làm sao hạnh phúc được?

Cho nên vấn đề đặt ra là phải công khai, minh bạch các chính sách như thế nào, rồi mới tạo điều kiện bình đẳng trước các cơ hội, làm sao cho đời sống của dân tốt lên, biết bao Bộ, ngành đang làm việc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh còn khó, huống chi một Bộ trưởng Hạnh phúc.

"Theo nhà Phật thì hạnh phúc lớn nhất của con người là đem được hạnh phúc đến cho người khác, còn gieo chiến tranh, ác độc đến cho dân tộc khác thì sẽ không có hạnh phúc.

Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản là có một bữa ăn đầy đủ cơm nóng, thức ăn. Hạnh phúc đôi khi cũng chỉ là nghe một bài hát hay, một bài thơ hay, nên hạnh phúc nó vừa là vô hình, vừa là hữu hình", ông Thuận phân tích.

Vì thế, có bầu Bộ trưởng Hạnh phúc thì cũng chỉ trang điểm, tô son phấn cho một câu chuyện mơ hồ nào đó.

Thực sự, nhìn những đứa trẻ bữa cơm không có thức ăn, chân không có giầy dép, mùa đông không có quần áo, trong khi, người giàu thì thoải mái tiêu hoang, đau lòng lắm.

Nếu như họ giảm sự giàu có một chút xíu, giảm sự tham nhũng một chút, thì trẻ em vùng sâu vùng xa sẽ không khổ như vậy.

Ông Thuận nhấn mạnh: "Con người đối xử với con người còn tàn nhẫn lắm, thậm chí cả với dân tộc. Có nhiều người trong gia đình, dòng tộc khó khăn, họ không giúp đỡ, nhưng vì hình ảnh họ đi giúp đỡ những nơi không cần thiết.

Rồi nói ngay đến việc nhiều gia đình giàu có đến mức dùng tiền đốt tro, đút tiền bạc vào tay Phật...cũng tương tự như vậy".

Hạnh phúc là mối quan tâm của toàn xã hội

Cũng đưa ra quan điểm về câu chuyện này, ông Phan Đăng Long - Nguyên Phó trưởng ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội lại cho rằng, việc thành lập một Bộ nào đó phải xuất phát từ thực tế.

"Vấn đề hạnh phúc gia đình, ở bất cứ nước nào, kể cả Xã hội chủ nghĩa hay Tư bản chủ nghĩa đều được quan tâm, nhưng không có nghĩa phải lập ra Bộ trưởng Hạnh phúc.

Bởi, theo tôi, tất cả bộ máy chính quyền đều đảm bảo cho cuộc sống của con người ấm no, hạnh phúc, từ vấn đề giao thông vận tải, kinh tế, an ninh, trật tự, ổn định phát triển xã hội.

Chúng ta khác xa các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, vì các nước này bị chi phối và ảnh hưởng rất lớn của đạo Hồi, không đặt vấn đề bình đẳng giới vào mối quan tâm.

Đối với xã hội Việt Nam, chúng ta có rất nhiều người tham gia vào vấn đề hạnh phúc, về chính quyền có Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ VHTT&DL, ngoài ra là các đơn vị nghiên cứu quy hoạch, tổ chức làm sao để một gia đình hạnh phúc, vì đây là tế bào của xã hội.

Ngoài ra hầu hết các đoàn thể, đều tham gia vào vấn đề này, đặc biệt là vai trò của phụ nữ, với Việt Nam vấn đề hạnh phúc gia đình là mối quan tâm chung của toàn xã hội.

Nên trong điều kiện của chúng ta thì không cần thiết phải thành lập Bộ Hạnh phúc, giao trọng trách cho một vài con người nào đó, mà chắc chắn nó phải là mục tiêu chung phấn đấu của toàn xã hội", ông Long phân tích.

Châu An




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC