Mặc dù rất yêu Việt Nam nhưng Gaspard, du khách người Pháp đồng thời là nhiếp ảnh gia, blogger, nhà viết truyện lại có những điều khiến anh không thích ở Việt Nam.

Nhiếp ảnh gia người Pháp trải lòng về những điều không thích ở Việt Nam - 0

“Đừng làm cho tôi sai, tôi yêu Việt Nam. Thêm một lần nữa tôi sẽ viết: TÔI YÊU VIỆT NAM! Tôi có thể dễ dàng viết bài về “10 điều yêu thích ở Việt Nam” hoặc 20, 30… Thậm chí, tôi đã viết một cuốn sách về Việt Nam!”, Gaspard  chia sẻ.

Nhiếp ảnh gia người Pháp trải lòng về những điều không thích ở Việt Nam - 1

Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam không có một vài điều khiến vị du khách người Pháp này không hài lòng. Việt Nam là một đất nước tuyệt vời, nhưng cũng giống như bất kỳ nước nào khác, nó có những biến cố và thăng trầm. Có rất nhiều điều tuyệt vời ở đây… nhưng cũng có những điểm hạn chế.

Hầu hết các blogger đều tập trung vào những mặt tích cực của du lịch, đến điểm. Sau khi đọc một vài bài báo, các điểm đến đều được miêu tả rất đẹp, con người thân thiện, âm nhạc vui vẻ và có những hoạt động văn hóa đặc sắc.

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều điều thực sự không chấp nhận được đó là các chuyến xe buýt xấu tệ? Những trò gian lận? Các ký túc xá bẩn thỉu? Các thành phố nhàm chán? Du lịch luôn có hai mặt của nó. Những điểm không tốt sẽ là khoảnh khắc đáng nhớ trong hành trình trải nghiệm của bạn

Vì vậy, Gaspard dù yêu Hà Nội, thích đi du lịch. Nhưng dưới đây là 5 điều anh không thích ở Việt Nam.

1. Giao thông

Gaspard đã đi khắp Đông Nam Á và cho rằng giao thông ở Việt Nam là tệ nhất. Đường phố giống như những cái bẫy chết người, anh nói. 

“Tôi không hiểu các lái xe nghĩ gì nữa. Họ đi rất ẩu, không biết nhường nhịn và luôn thiếu sự chú ý. Họ nghĩ phóng vọt xe qua người đi bộ là điều đương nhiên. Và quả thực, đi lại trên đường phố nhiều rất dễ khiến bạn vướng vào rắc rối. Khi gặp đèn đỏ, chỉ một nửa các phương tiện dừng, nửa còn lại vẫn tiếp tục phóng xe đi. Nhưng điều khiến tôi cảm thấy bực bội nhất là việc sử dụng còi. Tôi hiểu còi là phương tiên liên lạc trong giao thông ở châu Á, nhưng liệu nó có cần thiết không khi tôi ở cách họ 100m. Tôi băng qua đường và không hề có ý định dừng lại”.

2. Rác thải và ô nhiễm

Không gì dễ dàng hơn việc xả rác tại Việt Nam. Mỗi khi muốn vứt cái gì, bạn chỉ cần thả tay ra và mặc kệ cho rác rơi xuống đường. Tôi nhận thấy người Việt Nam luôn tỏ ra quan tâm đến môi trường, nhưng hiếm khi họ chịu làm gì để góp phần bảo vệ nó. Có thể do nhân viên vệ sinh làm việc hiệu quả. 

Rác thải thường sẽ biến mất sau một đêm và có lẽ đó là lý do mà người ta không suy nghĩ nhiều khi ném giấy, nhựa, vỏ hộp hay bất cứ thứ gì xuống mặt đất. Ô nhiễm không khí cũng là vấn đề đáng báo động, vì hầu hết mọi người khi tham gia giao thông đều phải đeo khẩu trang trước nỗi lo về khói bụi.

3. Tiền lẻ

Gaspard cũng cho hay, khi đi ra đường, anh thường để tiền ở 2 túi. Túi trái để những tờ tiền polyme, trong khi túi phải để tiền lẻ có mệnh giá dưới 10.000 đồng, nhàu nhĩ. 

“Tôi biết chúng vẫn là tiền và có thể mua đồ, nhưng hãy thử tưởng tượng nếu phải dùng 50 tờ 500 đồng để mua sữa, thì bạn sẽ cảm thấy khó chịu và bất tiện đến mức nào”, anh nói.

4. Ngủ và dậy rất sớm

“Tôi đã dành khá nhiều thời gian ở Bangkok và tôi yêu cuộc sống về đêm ở đó. Nhưng ở Việt Nam, nếu muốn một miếng bánh pizza vào lúc nửa đêm, bạn sẽ phải chờ đến ngày hôm sau. 

Sau 10h tối, hầu hết cửa hàng ở Việt Nam đều đóng cửa, đường phố vắng lặng, nên nếu bạn muốn đi chơi ban đêm thì điều đó sẽ khá khó khăn”.

5. Những trò gian lận

Đây là lời phàn nàn tôi thấy khá phổ biến. Nếu bạn là người nước ngoài, bạn sẽ phải mất thêm tiền cho tài xế taxi, thêm phí khi ở khách sạn hay ăn tại nhà hàng. 

Tuy nhiên, chính điều này cũng dạy cho tôi sự tỉnh táo trên đường du lịch. Trong suốt nhiều tháng ở đây, tôi mới chỉ bị mất tiền hai lần, một lần do say rượu và một lần bị móc túi. Song, dù thế nào đi nữa, tôi vẫn rất thích Việt Nam bởi một số sự việc không thể là lý do để ghét bỏ cả một đất nước.

Theo - BAOTHOIDAI




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC