Tác giả Đoàn Nhật Lệ gửi riêng cho Báo TINTUCVIETDUC một bài viết rất ý nghĩa, một góc nhìn thực tế từ nước Đức về Chiếc bằng lái xe của Đức và Giấy phép lái xe của Việt Nam.

Tôi may mắn được sống trên hai nền văn hoá khác biệt, hai xã hội khác biệt giữa "phát triền" và "đang phát triển".

Tất nhiên sự khác biệt và chênh lệch sẽ không thể nào liệt kê hết.

Và cũng chẳng phải so sánh để khen chê, bài trừ những khác biệt đó tốt xấu.

Bằng lái xe - một thứ chứng chỉ quen thuộc chúng ta vẫn thường biết đến, một thứ gắn bó vào xã hội và tạo ra những ảnh hưởng lên xã hội đó không nhỏ.

Đó là những công việc, là những phát triển phục vụ cho đời sống con người nhẹ nhàng, tiện nghi hơn.

FC TTVD bang lai xe 640

nguoi duc va cach lam thuc te khong chi voi chiec bang lai xe 

Điều mà không có ai có thể bài trừ, người mất tay mất chân, kẻ nằm sống thực vật, để lại gánh nặng cho xã hội, gia đình... và giao thông trở thành một nỗi ám ảnh kinh hoàng.

Đến bản thân tôi, cũng đã mất đi vĩnh viễn những người bạn, những người cách đây vài năm trước khi tạm biệt họ, còn thấy những nụ cười. 

Và may mắn tôi được trải nghiệm cả hai nền đào tạo và cấp phép cho những tấm "chứng chỉ " đấy.

Một ở quê hương Việt Nam yêu dấu. Một ở nước Đức xinh đẹp phương tây xa xôi

Tất nhiên mọi so sánh đều là khập khiễng, nhưng cốt lõi vẫn là kết quả.

Trong năm năm sinh sống ở một thành phố công nghiệp đông đúc bậc nhất, tần suất tham gia giao thông bặc nhất nước Đức, để chứng kiến một vụ tai nạn đã khó, để nhìn thấy sự chết chóc, tấm chiếu ven đường, khói hương cho một vụ tai nạn lại càng không có.

Không! Tuyệt nhiên không! Vậy có nghĩa có rất ít tai nạn xảy ra!

Quay về với vấn đề đào tạo-sát hạch bằng lái

Trải nghiệm sau 6 tháng ở một trường lái thuộc "quân đội" tại nha trang để lấy bằng lái xe hạng C (đại tải).

Phần lớn là những buổi học vô bổ chỉ để làm quen vận hành khối sắt bốn bánh trong những khuôn viên nhân tạo, những tình huống nhân tạo chật hẹp mà chúng ta vẫn thường nói là "Lái hình".

Những đèn đỏ, tín hiệu quá ít, những trải nghiệm quá ít để làm quen với thực tiễn. Và tất nhiên, những tấm bằng lái cũng đã được cấp từ những buổi thi như vậy.

Trong mười lăm phút chạy trên những con đường "nhân tạo" không chút thực tế

20170602 11 11 plxa

Trường lái xe ở TP HCM - Ảnh: Báo Pháp luật & Xã hội

Ở nước Đức, việc học lái xe khá đơn giản, nhưng thực tế.

Bạn phải tham gia đủ số tiết, ít nhất là mười ba buổi lý thuyết, khi lựa chọn lái thực hành, mọi thứ đều rất thực tế, khi cho làm quen với oto và những chỉ dẫn cần biết, bạn được lái ra đường chính, trên những con phố thật, những giao thông thật, từ dễ đến khó, từ vắng vẻ đến đông đúc.

Bạn cũng được làm quen với đường cao tốc( Autobahn) khi đã quen xe, và tất cả đều là thực tế, dưới sự giám sát của thầy ngồi bên cạnh.

nguoi duc va cach lam thuc te khong chi voi chiec bang lai xe 1

lai xe o duc 640

Để đến khi cầm tấm bằng lái, người tham gia giao thông đã đủ kinh nghiệm, đã đủ sự tự tin với những tình huống giao thông thực tế. Ý thức và cách tham gia giao thông cũng khác đi.

Và tất nhiên, những tai nạn thương tâm cũng ít có chỗ tìm đến.

Vâng! Không chỉ bằng lái xe, tất cả những ngành nghề trên nước Đức đã được đào tạo theo cách như thế.

Cách làm thực tế, tham gia thực tế thay cho những giờ lý thuyết sáo rỗng.

 

©Đoàn Nhật Lệ - từ München  gửi cho Báo TINTUCVIETDUC
Tiêu đề do TINTUCVIETDUC đặt. Xin chân thành cảm ơn tác giả Đoàn Nhật Lệ!

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC