Thời gian gần đây việc học nghề điều dưỡng tại Đức đang nhận được sự đông đảo của nhiều bạn trẻ Việt Nam.

Ngoài chương trình hợp tác của bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội thì có rất nhiều công ty tư nhân mời chào quảng cáo hấp dẫn đưa các bạn sang Đức học nghề điều dưỡng, kể cả khi bạn không có chuyên môn về nghề này.

Hiện nay có 9 công ty có dấu hiệu lừa đảo ở Việt Nam và sắp tới chắc chắn sẽ còn nhiều công ty bị điều tra nữa.

Nghề điều dưỡng ở Đức: Những sự thật đằng sau tên gọi mỹ miều - 0

Tất nhiên được học tập bên Đức, vừa kiếm được tiền, học nghề mình yêu thích thì đúng là tuyệt vời nhưng có rất nhiều mặt trái và vấn đề phát sinh các bạn sinh viên không lường trước được.

Học nghề điều dưỡng không hề đơn giản như đã tưởng

Tới khi các bạn đã sang Đức thì mới ngã ngửa ra rằng việc học nghề điều dưỡng không hề đơn giản như đã tưởng. Điều kiện công việc và mức lương cũng không phải màu hồng như đã nghĩ.

Thế là nhiều bạn sinh ra chán nản , những bạn đang học ở Việt Nam rồi thì muốn về Việt Nam làm theo đường du học, các bạn khác thì tìm cách lấy chồng để ở lại Đức .....

Nếu các trung tâm tư vấn ở VN mà làm ăn có tâm, đưa ra thông tin đúng đắn thì đã ko xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc kể trên.Bây giờ ở VN mở tư vấn đi điều dưỡng nhan nhản với nhiều chiêu trò lôi kéo.

Có biết bao bạn bị sa chân lỡ bước gần đây và khổ sở qua Đức rồi.

Bạn nào ở Vn đã học điều dưỡng rồi thì đã hiểu biết hơn về nghề chứ chưa có khái niệm gì thì tưởng tượng ra cũng khó.

Mình có tham khảo ý kiến của người Đức và bạn mẹ mình có người làm ngành này lâu rồi, lương trung bình so ở Đức ko được cao đâu mà đúng là vất vả , chỉ có người yêu nghề mới trụ được thôi đến người Đức còn nói là quá vất vả.

Chính vì vậy mà người Đức không hứng thú với ngành này.

Mà các bác Đức khỏe nhé còn ẵm bế đc các cụ già..nên bạn gái Việt Nam nào mà yếu sợ làm nghề này ko nổi đâu.Khó khăn là có và để vượt qua ko phải ai cũng làm được, nói thì ai chả dễ.

Đừng ca dua theo phong trào rồi cuối cùng muốn bỏ, tưởng qua Đức là đổi đời, rồi tiền mất tật mang phải cưới giả để ở lại Đức? Làm thế thì còn tốn hơn.

Chưa kể là nhiều bạn sang Đức học còn ko nổi tiếng Đức B2 trong thời gian quy định.

Còn kể cả khi có B2 rồi còn vừa học vừa làm còn phải thi, thi đỗ có bằng mới được nhận vào làm nhé.Cơ hội mở ra cho các bạn Vn nhưng các bạn đón nhận thế nào đừng tưởng màu hồng khi nghe các trung tâm quảng cáo.

Còn về mức lương ngành điều dưỡng mời mọi người đọc bài báo này:

http://www.ausbildung.de/berufe/altenpfleger/gehalt/

Sau 20 năm vào nghề mức lương brutto trước thuê mới là 2600-2700 Euro/tháng ( nhưng khi tính trừ thuế cầm tay được nhiều nhất 1700 Euro). 

Cơ hội tăng lương còn là không nhiều.

Nghề điều dưỡng ở Đức: Những sự thật đằng sau tên gọi mỹ miều - 1

Đây là ngành vất vả mức lương ở mức trung bình ở Đức - Ảnh: Privat/Internet

Mình nói vậy để các bạn không nên so sánh với mức lương ở VN và không tưởng tượng toàn màu hồng.

Tuy nhiên mình khẳng định đồng tiền do công sức các bạn làm ra có là bao nhiêu đi chăng nữa nhưng đó là đồng tiền lương thiện, bằng mồ hôi nước mắt và đều là được coi trọng.

Ở Đức người ta không có coi thường nghề điều dưỡng hay các nghề lao động tay chân khác…

Quy định pháp luật của CHLĐ Đức về nghề điều dưỡng 

Ông Jochen Puth – Weissenfels, Vụ trưởng Vụ các ngành nghề chăm sóc sức khỏe, Bộ Kinh tế và Năng lượng, CHLB Đức – trao đổi trong Hội thảo hợp tác Việt – Đức trong lĩnh vực lao động nghề tại Viện Goeth (Hà Nội) vừa qua.

Giải thích cụ thể, ông Jochen Puth – Weissenfels cho biết, pháp luật của CHLĐ Đức về việc làm cơ bản giống các quy định của Liên minh Châu Âu (EU).

Lao động ngoài EU muốn làm việc tại Đức cần có 3 điều kiện:

  • Phải có 1 cơ sở pháp lý, tức là có Visa;
  • có hợp đồng học nghề hoặc làm việc;
  • xác nhận của phía Đức về việc cơ hội này không được chiếm mất việc làm của công dân Đức hoặc EU cụ thể.

Chuyên gia về lĩnh vực việc làm cho biết thêm, CHLB Đức có quy định cụ thể: Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân không được lấy lệ phí môi giới việc làm cho lao động, dù là hình thức trực tiếp hay gián tiếp.

“Nếu phát hiện ứng viên từ Việt Nam phải trả tiền môi giới để được sang CHLB Đức để học nghề thì chúng tôi sẽ không cấp giấy phép cho người đó. Theo luật của CHLB Đức, người đã nộp tiền có thể kiện nơi đã thu tiền ra tòa để đòi lại số tiền” – ông Jochen Puth – Weissenfels cho biết.

Ông Jochen Puth – Weissenfels cho biết thêm:

Phía CHLĐ Đức chỉ cho phép thu tối đa là 2.000 euro/lần trong trường hợp môi giới việc làm cho người đã qua đào tạo. Đây là mức phí cho những công việc có trình độ trung bình. Riêng với việc môi giới đi học nghề không được thu phí.

Việc các doanh nghiệp bỏ chi phí tìm kiếm thị trường, quảng bá thì đó là kinh phí của doanh nghiệp, không được lấy trực tiếp từ phía người lao động.

Nghề điều dưỡng ở Đức: Những sự thật đằng sau tên gọi mỹ miều - 2

 Ảnh: Privat/Internet

Đừng để sau này nói 2 từ “GIÁ NHƯ”

Hôm nay mình đi làm ca chiều. Trưởng tua hỏi mình là muốn làm ở đâu. Mình nói là cả tuần vừa rùi mình làm cánh giữa.

Vậy hôm nay mình làm tiếp được không.

Trưởng tua nói ok: Mày làm cánh giữa với Lili (tên đã được thay đổi).

Cánh giữa có 20 bệnh nhân. Lili sẽ làm bếp, chuẩn bị đồ ăn cho bệnh nhân. Khi nào nó xong thì nó mới phụ được mình.

Mình cứ từ từ đưa bệnh nhân sau khi ăn xong đi vệ sinh, rửa tay rửa mặt và sau đó là đưa lên giường đi ngủ.

Tại hôm nay là lần đầu tiên làm chung với Lili nên mình cũng chủ quan là ngay lúc đầu không hỏi nó là sẽ làm như thế nào (Kế hoạch công việc, ai làm gì, ai làm gì và làm như thế nào).

Tại vì mình cứ nghĩ, cả tuần vừa rùi mình làm cánh giữa với con đồng nghiệp khác, không xảy ra vấn đề gì cả, tất cả bệnh nhân đều ổn, công việc trôi chảy và mình cũng biết hết mấy cái thói quen của bệnh nhân rùi.

Nghề điều dưỡng ở Đức: Những sự thật đằng sau tên gọi mỹ miều - 3

 Ảnh: Privat/Internet

Thế nhưng trong lúc nó đang làm bếp, nó cứ sai mình là đưa người này lên giường, người kia để ngồi đó, lát đưa sau.

Mình hỏi tại sao. Nó nói đó là thói quen của người ta. Mình cũng không muốn đôi co vấn đề đó.

Tại tiếng Đức của mình còn kém, cãi cũng chả biết cãi gì, cứ ấp a ấp úng…

Thôi cứ đưa từng người theo thứ tự đó.

Rồi có bà bệnh nhân kia, mình đưa bà về phòng. Mình biết là bà chưa có muốn đi ngủ, muốn xem Tivi cái đã.

Thế là mình nói với bà là mình sẽ thay đồ ngủ cho bà rùi sau đó bà có thể xem tivi tiếp. Bà ấy đồng ý.

Khi mình đang ở trong toalet chuẩn bị thay đồ thì con đồng nghiệp Lili vào.

Nó nói bà này còn muốn xem tivi sao mày cho đi ngủ. Mình nói là mình sẽ cho thay đồ rùi cho bà xem tivi tiếp.

Nó nói là không được.

Để bà đó, không thay đồ, cho bà xem tivi tiếp. Mình với nó nói qua nói lại vài câu thì bà bệnh nhân khóc (tại bà bệnh nhân này không nói được, chỉ ư ư đc thoai, thình thoảng nói không không hoặc lắc đầu hay gục đầu thoai).

Thế là nó bảo mình đi làm bệnh nhân khác đi. Để đó cho nó. Mình cũng không biết sao, thoai đành đi.

Mình ra ngoài mà ấm ức kinh khủng.

Sao nó không chịu nghe mình giải thích. Lúc đó mình cũng không biết làm gì cứ đâm đầu đi làm Bệnh Nhân khác.

Mình buồn, mình đi kể cho ông bệnh nhân thân thiết của mình nghe (ông này rất tốt bụng và dễ thương).

Mình nói là hôm nay tôi buồn, tôi làm việc mà tôi không được quyết định gì cả, đồng nghiệp của tui nó quyết định hết…

Mình nói đùa cho vui: Trong ngành này có nhiều Phụ Nữ hơn đàn ông, nên Phụ nữ sẽ QUYẾT ĐỊNH tất cả, đàn ông không được phản đối.

Ông ấy nói: không, bạn có thể đưa ra ý kiến của mình rùi thảo luận mà.

Mình nói là mình đã đưa ra mà con đồng nghiệp đó không đồng ý và bắt mình làm theo ý nó. Mình nói mình không cãi nhau được nên mình đành làm.

Sau 1 hồi suy nghĩ thì ông ấy nói với mình thế này:

Ich habe eine Anwort für dich. Du hast gefrägt: Wer entscheidet in der Arbeit? Der Mensch hat eine bessere Ausbildung.

(TÔI ĐÃ CÓ CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN. AI LÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH TRONG CÔNG VIÊC. NGƯỜI ĐÓ LÀ NGƯỜI CÓ BẰNG TỐT NGHIỆP TỐT HƠN).

Mình sững sờ cả người.

Đúng, đây là câu trả lời. Mình chỉ còn 1 năm. Mình phải cố lên.

Nghề điều dưỡng ở Đức: Những sự thật đằng sau tên gọi mỹ miều - 4

Đây là bài học của mình ngày hôm nay.  Ảnh: Privat/Internet

Chỉ một câu nói mình đã hiểu mình nên làm gì. Mình đã đánh mất qua nhiều thời gian, mình cứ nghĩ chỉ cần lấy điểm 3 là đủ… Nhưng không phải. thực sự không phải.

Cầm một  cái chứng chỉ tồi bạn sẽ chẳng làm được gì trong cái nước Đức này đâu.

Chỉ còn một  năm nữa thoai. Cố lên… Mình tự nhủ…

Nhờ nó mà mình quyết tâm để bụng đói, ở lại chép hết cái đống chấm điểm Risikoskala về học. Hơn 1 tiếng đồng hồ ở lại sau giờ làm việc.

Cuối cùng mình cũng hy vọng giờ này năm sau sẽ được nhìn thấy tất cả các bạn Điều Dưỡng trong chương trình đợt một ai cũng giỏi giang, ai cũng là Pflegerfachkraft mà không có một chút sợ hãi hay khó khăn gì hết.

Mình cũng xin chúc các bạn trong chương trình đợt 2 đã đậu phỏng vấn nha. Nhưng như mọi người đã nói. Nó chỉ là khởi đầu. 1 năm lấy B2, thực sự gian khổ lắm.

Tụi mình 1 năm rưỡi (1,5) mới có B1 ầ. Đừng để giờ này năm sau mình phải nói câu: GIÁ NHƯ, GIÁ NHƯ…

Thời gian không quay lại lần 2 cho mình trong cơ hội lần này đâu.

Thân ái
Võ Hải (Bạn đọc) 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC