Nhắc đến các loại thực phẩm gây nguy hiểm cho sức khỏe, hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến rượu bia, nhưng thực tế còn có nhiều món ăn khác vô cùng “đáng sợ” có thể khiến axit uric trong máu tăng vọt, gây nên bệnh gout.

Gout là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở nam giới trung niên. Khi các cơn gout tấn công, người bệnh sẽ đột nhiên thấy sưng đỏ ở ngón chân, đi lại khó khăn, đau nhức ở khớp, thường là khớp ngón chân, xương bàn chân… Nhiều người ví các cơn đau lúc này giống như “ngàn mũi tên đâm vào tim”.

Các chuyên gia cho rằng, lượng axit uric máu cao trên 70mg/l (420μmol/l) với nam, trên 60mg/l (360μmol/l) với nữ thì nghĩa là bạn đang bị tăng axit uric máu và khả năng mắc gout sẽ rất cao. Nếu không điều trị hiệu quả, gout có thể gây nên biến chứng sỏi thận, suy thận, tăng huyết áp...

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến phát triển của bệnh gout. Nếu nói đến thực phẩm là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh gout trở nặng, nhiều người sẽ cho rằng đó là bia rượu. Thế nhưng, vẫn còn nhiều thực phẩm có hại cho người bệnh gout hơn bia rượu rất nhiều, đáng tiếc là ít người biết đến.

Tại sao bệnh nhân gout cần hạn chế uống bia rượu?

Nồng độ cồn trong bia và rượu rất cao, do đó lạm dụng sẽ làm gia tăng hoạt động chuyển hóa và giải độc sau khi uống. Đồng thời, nó làm suy giảm khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, những người uống 2 cốc bia mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh gout cao gấp 2,5 lần người không uống.

1 3 Mon Quen Thuoc Trong Mam Com Nguoi Viet Con Dang So Hon Ca Ruou Bia Co The Khien Axit Uric Trong Mau Tang Vot

Ngoài ra, lạm dụng bia trong các bữa tiệc là nguyên nhân gây tích tụ urat, nếu kích thích nhiều lần lên xương khớp sẽ gia tăng các cơn co giật ở bệnh nhân gout.

3 thực phẩm khiến axit uric trong máu tăng vọt

1. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật nổi tiếng với hàm lượng purin cao trong thành phần, điển hình là gan lợn, gan gà, ruột vịt, óc lợn, ruột lợn… Trung bình 80mg lòng cung cấp đến 100g purin, tương đương 3 chai bia.

Khi cơ thể tiêu hóa purin, chất này tự động sản sinh axit uric, dư thừa axit uric sẽ gây bệnh gout. Bệnh nhân gout có cơn đau cấp tính hạn chế ăn nội tạng động vật vì có thể khiến cơn đau trở nặng, gây khó chịu cho cơ thể.

2. Thức ăn có chứa quá nhiều muối

Trong mâm cơm của nhiều gia đình, dường như không thể thiếu các món chứa muối như bắp cải muối, tỏi ngâm chua, dưa chuột muối chua... nhưng những thực phẩm này lại chứa nhiều nitrit, sẽ gây gánh nặng nhất định cho gan, thận. Đặc biệt là khiến cơ thể khó đào thải axit uric ra ngoài, sự tích tụ của axit uric sẽ trực tiếp gây nên bệnh gout.

3. Đậu

Đậu là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp chống lại tổn thương do các gốc tự do, chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì và ung thư. Tuy nhiên, bệnh nhân gout cần hạn chế ăn đậu bởi thành phần giàu purin.

Nếu thèm hương vị đậu, bạn hãy lựa chọn các sản phẩm đậu nành có hàm lượng nước cao và dùng ở mức vừa phải, chẳng hạn như sữa đậu nành, đậu hũ chứa lacton… Đặc tính của purin là tan trong nước, nên các thực phẩm chứa nước có thể giảm ảnh hưởng của chất này lên cơ thể.

Theo Pháp luật và bạn đọc




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC