Nếu cứ duy trì những thói quen này hàng ngày, tổn thương ở gan sẽ ngày càng phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây ra xơ gan, ung thư gan.

Trên thực tế, gan là cơ quan chuyển hóa và giải độc lớn nhất trong cơ thể con người, đóng vai trò không thể thay thế trên nhiều phương diện như chuyển hóa, tiêu hóa và hấp thu, miễn dịch và khử trùng. Do vậy, không ngoa khi nói rằng nó là cơ quan có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ thể con người.

Tuy nhiên, do thói quen ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi thiếu điều độ của con người hiện đại trong thời gian dài, cộng với việc các biểu hiện tổn thương gan ở giai đoạn đầu không có dấu hiệu rõ ràng, khó phát hiện nên rất nhiều người chỉ biết hối hận sau khi tổn thương gan phát triển và trở nên nghiêm trọng.

Vì vậy, dưỡng gan, bảo vệ gan không thể để sau khi bị bệnh mới bắt đầu, trong cuộc sống hàng ngày, ngoài việc uống rượu bia thường xuyên, nhiều người có 4 "hành vi" phổ biến này khiến gan bị tổn thương, nếu sửa sớm, gan có thể sẽ "cảm ơn" bạn.

1. Thích ăn đồ chiên rán

Nguyên liệu sau khi chiên ở nhiệt độ cao sẽ trở nên giòn và ngon mắt hơn do mất nhiều nước, đồng thời dưới sự kích thích của các loại gia vị nhiều muối, nhiều đường, chua cay... rất dễ chinh phục vị giác của người ăn.

1 4 Thoi Quen Hang Ngay Nay Co The Dang Lam Hai La Gan Cua Ban Can Thay Doi Cang Som Cang Tot

Tuy nhiên, phương pháp chế biến này sẽ làm tăng nhanh hàm lượng axit béo bão hòa và lipoprotein tỷ trọng thấp trong thực phẩm, từ đó làm tăng tải trọng trao đổi chất của gan.

Hơn nữa, lipid mà cơ thể khó xử lý kịp thời cũng có thể tích tụ với số lượng lớn trong gan và mạch máu, sau đó gây ra gan nhiễm mỡ, xơ gan và xơ vữa động mạch.

2. Thường xuyên tức giận, cáu gắt

Theo lý luận của y học cổ truyền phương Đông, việc duy trì những cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài dễ dẫn đến tràn khí gan, từ đó gây ra chứng hồi hộp, trống ngực, chóng mặt và các tình trạng khác.

Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, thường xuyên tức giận dễ dẫn đến nồng độ catecholamine trong cơ thể tăng nhanh, sẽ cản trở rất nhiều đến quá trình chuyển hóa chất béo và phân hủy đường, sau đó làm tăng gánh nặng trao đổi chất của gan, khiến gan dễ bị lão hóa và hư hại.

3. Lạm dụng thuốc

Ngoài việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng và đào thải, gan còn có vai trò kết tủa và đào thải các hoạt chất của thuốc, do đó, nếu lạm dụng thuốc, hàm lượng thuốc quá cao cũng có thể dẫn đến tổn thương gan.

Ví dụ, một trong những tác dụng phụ điển hình của thuốc statin đối với bệnh nhân tăng mỡ máu trong thời gian dài là làm suy yếu chức năng gan, nếu sử dụng quá mức trong thời gian ngắn còn có thể gây tiêu cơ vân, mất chức năng gan.

Do đó, khi uống thuốc thông thường, hãy nhớ tuân theo lời khuyên của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc hoặc ngừng uống thuốc.

4. Thường xuyên thức khuya

Gan là một trong những cơ quan hoạt động "quanh năm" trong cơ thể, kể cả khi ngủ gan cũng phải liên tục hoạt động ở mức tải thấp để duy trì quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhưng nếu bạn thường xuyên thức khuya, có thể khiến gan luôn trong tình trạng quá tải trong thời gian dài, thậm chí cả quá trình sửa chữa cơ bản nhất với hiệu suất thấp cũng không thể đạt được, điều này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của tế bào gan, gây quá trình tái tạo lặp đi lặp lại sẽ không kịp thời, từ đó khiến toàn bộ lá gan bị lão hóa và suy yếu.

Hơn nữa, đi ngủ quá muộn dễ ảnh hưởng đến quá trình giải độc của cơ thể, khiến chất thải trao đổi chất và chất độc tích tụ tại khu vực gan, gây ra các tổn thương ở gan.

Tóm lại, nuôi dưỡng gan và bảo vệ gan không chỉ bắt đầu từ một chế độ ăn uống lành mạnh mà còn phải duy trì thói quen sinh hoạt tốt, năng động, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất.

Theo Trí thức trẻ




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC