Chảy máu mũi có nguy hiểm?Hầu hết mọi người khi bị chảy máu mũi, theo bản năng đều nghiêng đầu về sau gáy và cố gắng cầm máu bằng khăn tay. Cách làm này hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, với tư thế đó, máu sẽ chảy ngược xuống cổ họng, gây ra một số bất lợi và nguy hiểm.


Trong phần lớn các truờng hợp, chảy máu mũi vô tác hại, nhưng nó cũng sẽ gây ra cho chúng ta không ít phiền toái nếu chẳng may máu chảy xuống áo và để lại vết bẩn rất khó tẩy giặt. Trong một số truờng hợp hiếm hoi khác, chảy máu mũi lại là một trong những triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Có rất nhiều lý do khiến mũi bị chảy máu: ngoáy mũi, bị thương ở phần mặt, thay đổi nội tiết tố khi mang thai, khô hốc mũi do điều hòa nhiệt độ, cảm lạnh, dị ứng... Phần lớn các nguyên nhân chảy máu mũi này  đều không quá nguy hiểm và chỉ cần bằng một vài mẹo nhỏ người ta có thể tự cầm máu nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không kìm đuợc máu sau khoảng từ 15-20 phút, cần có sự can thiệp của bác sĩ để tránh trường hợp bị mất máu quá nhiều.

Hầu hết mọi người khi bị chảy máu mũi, theo bản năng đều nghiêng đầu về sau gáy và cố gắng cầm máu bằng khăn tay. Cách làm này hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, với tư thế đó, máu sẽ chảy ngược xuống cổ họng, gây ra một số bất lợi và nguy hểm. Nếu máu chảy vào ống phế quản, trong trường hợp xấu nhất, có thể khiến cho bệnh nhân bị khó thở, thậm chí dẫn đến bất tỉnh.

Như vậy thay vì nghiêng đầu về sau gáy, bạn nên ngồi xuống và để cho máu chảy ra theo đường mũi. Để hãm dòng máu, thông thường chỉ cần dùng các đầu ngón tay bóp cánh mũi. Sau đó có thể dùng khăn mềm hoặc bông, gạc đã được tẩm dấm trắng, nước cốt chanh hoặc nước cốt cây tầm ma (Brennesselsaft - có thể mua ở hiệu thuốc) nhét vào mũi. Những chất này có tác dụng cầm máu rất tốt. Có một cách khác cũng rất hiệu nghiệm, đó là dùng bất cứ thứ gì có trong tủ lạnh, ví dụ như khăn lạnh, hay một chai nước lạnh đặt lên gáy bệnh nhân trong vòng vài phút. Điều này sẽ có tác dụng làm cho các mạch máu nhỏ co lại và ra ít máu hơn. Ngoài ra, trong dân gian, còn có một số mẹo có thể áp dụng như ngửi hành tây (tinh dầu từ hành tây cũng có khả năng làm co các mạch máu), hay nhỏ một vài giọt dấm hoặc nuớc chanh vào mũi. Thậm chí người ta chỉ cần đặt vào khoảng giữa hàm trên và môi trên một giải giấy thấm để đối phó với việc chảy máu mũi. Điều này nghe có vẻ phi lý nhưng lại rất hiệu nghiệm.

Hương Vũ - ©tintucvietduc.de




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC