Vậy vì sao thói quen ăn bún, phở vào buổi sáng của hầu hết người Việt lại gây hại cho gan thận?

Nói về những tác hại của việc ăn bún, phở vào buổi sáng thường xuyên, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nước dùng của bún phở thường có nhiều gia vị như: đường, bột ngọt, các phụ gia khác... để kích thích vị giác và giúp món ăn ngon hơn. Đặc biệt là hàm lượng muối trong bún phở cũng rất cao, do vậy khi ăn thực phẩm này nghĩa là bạn đã nạp rất nhiều nhiều muối vào cơ thể. Từ đó, tăng gánh nặng cho gan thận mà bạn không hề biết.

Trong khi lượng muối mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ là 5gr/ngày. Ngoài gánh nặng cho gan, thận, ăn nhiều muối còn gây loét dạ dày, tá tràng, tăng huyết áp và dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ.

Tác hại thứ 2 là trong thành phần của bún, phở tươi thường pha trộn một chút hàn the để tạo độ giòn, dai và không bết dính cho bún. Đây là hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng để bảo quản và chế biến thực phẩm.

1 Thoi Quen An Bun Pho Buoi Sang Cua Nguoi Viet Da Hai Gan Than The Nao 4 Doi Tuong Cang Nen Tranh

Nếu như thường xuyên ăn phải thực phẩm chứa hàn the với liều lượng lớn có nguy cơ ngộ độc cấp, lâu dần tích tụ gây ngộ độc gan. Với trẻ ăn phải thực phẩm có hàn the sẽ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận...

Ngoài ra, bún phở ngoài hàng quán vỉa hè còn được chế biến trong môi trường thiếu đảm bảo, dễ nhiễm vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Vì thế tốt nhất để đảm bảo sức khỏe chúng ta nên ăn sáng tại nhà với các loại đồ ăn lành mạnh hơn.

Người bình thường không nên ăn quá nhiều bún phở, đặc biệt với 4 đối tượng sau càng nên han chế

Đối tượng thứ nhất: Trẻ nhỏ

Điều này là bởi bún, phở được làm từ gạo ngâm nở chua. Đồng thời các hóa chất đi kèm được người sản xuất sử dụng như chất làm trắng hay hàn the sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Trong khi đối với các bé hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện. Ngoài ra, bún, phở còn có thể được sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu chẳng may ăn phải bún, phở bẩn sẽ khiến trẻ đau bụng, ngộ độc, nôn mửa...

Đối tượng thứ 2: Người bị dạ dày, đại tràng

Những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng được chuyên gia khuyên không nên ăn bún, phở. Bởi với người có vấn đề về đại tràng thường phải đối mặt với các biểu hiện đau bụng đi ngoài ngay sau khi ăn các món ăn lạ, các món ăn chế biến không kỹ hay đồ ăn sống lạnh… Còn đối với người bị đau dạ dày, chất chua trong bún, phở có thể khiến các vết loét trầm trọng thêm, thậm chí là thủng dạ dày.

Đối tượng thứ 3: Phụ nữ sau sinh

Như đã nói ở trên, bún và phở thường được làm từ gạo ngâm nở chua, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của người mẹ do sau sinh sức khỏe còn yếu.

Hơn nữa, một số ít cơ sở sản xuất bún, phở có thể sử dụng chất làm trắng hay hàn the...nếu như phụ nữ sau sinh chẳng may ăn phải loại bún kém chất lượng như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con.

Đối tượng thứ 4: Người bị ốm, sốt

Với những người đang bị ốm, sốt sức khỏe thường bị suy giảm, nếu ăn bún, phở rất dễ gây tình trạng lạnh bụng, khó tiêu, đi ngoài. Bởi vậy, thay vì ăn bún, phở, người bệnh nên chọn các món ăn dạng lỏng như cháo thị nạc, cháo đỗ xanh, hoặc soup để hạn chế gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Nguồn: Tổng hợp




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC