Bà My Ut Trinh (50 tuổi) từng làm quản lý khâu thu hoạch trái cây tại một nông trại ở bang Queensland, bị tình nghi là nguồn phát tán các hộp dâu tây cài kim khâu.

Bà sẽ được đưa ra tòa ngày hôm nay.

Cảnh sát bang Queensland đã bắt bà My Ut Trinh, còn gọi là Judy, vào ngày 11.11, và hiện bà này bị đề nghị truy tố với 7 tội danh liên quan đến làm nhiễm bẩn thực phẩm.

Thông thường, tội danh này có mức án tối đa là 3 năm tù. Tuy nhiên, cảnh sát cho rằng có tình tiết tăng nặng trong vụ này, vì vậy mức án tối đa sẽ được tăng đến 10 năm.

Vụ bắt giữ được thực hiện sau cuộc điều tra dài hơi được tổ chức và phối hợp giữa các cơ quan ban ngành đã được triển khai ở nhiều bang Úc.

Dự kiến nghi phạm sẽ bị truy tố tại Tòa Brisbane vào hôm nay khi cuộc khủng hoảng kim khâu trong dâu tây và trái cây lan khắp 6 bang của nước này.

42 1 Nguoi Goc Viet Nghi Gai Kim Vao Dau Tay O Uc Co The Bi Tu Den 10 Nam

Bà My Ut Trinh từng làm quản lý khâu thu hoạch trái cây tại nông trại Berry Licious hoặc Berry Obsession ở bang Queensland.

Đây là hai nơi bị tình nghi là nguồn phát tán các hộp dâu tây bị cài kim khâu, theo Courier Mail.  

Giới chức Y tế Queensland đã phát cảnh báo về an toàn vào ngày 12.9 sau khi phát hiện một hộp dâu tây bị cài kim và đinh nhọn trong vụ một nạn nhân nhập viện vì đau bụng sau khi ăn trái cây.

Kể từ đó đến nay, đã có hơn 100 vụ kim hoặc vật nhọn bị nhét vào các giỏ trái cây.

Sĩ quan Jon Wacker thuộc đơn vị cảnh sát về tội phạm nghiêm trọng và ma túy của bang Queensland cho biết cuộc điều tra "còn lâu mới xong".

Tình trạng phá hoại bằng cách ghim kim khâu hoặc đinh vào trái cây tại Úc đã lan rộng từ dâu tây sang chuối và đến nay là xoài, sau khi một khách hàng phát hiện vật nhọn trong quả xoài mua tại siêu thị ở New South Wales hôm 17.9.

Thậm chí New Zealand cũng xảy ra một vụ tương tự.

Theo AFP dẫn thông tin từ cảnh sát bang New South Wales ngày 20.9, một thiếu niên đã bị bắt vì nghi nhét kim vào dâu tây, nhưng có vẻ như đây là một vụ bắt chước vì nghi phạm muốn đùa dai.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nước này bị tổn thất nghiêm trọng và buộc phải đổ bỏ trái cây vì người tiêu dùng sợ không dám mua dâu tây.

 

Nguồn: Thanh Niên




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC