Người tị nạn tại Đức được nhận những mức trợ cấp nào?Những người tị nạn có quyền được hưởng khoản trợ cấp tối thiểu và mức trợ cấp này được quy định rõ ràng theo luật pháp. (Foto: Những vật dụng tối thiểu được trao cho mỗi người tị nạn khi tới Đức)

 ÔngThomas de Maizière đề xuất: nên trợ cấp ít tiền mặt đi và thay vào đó là tăng thêm nhiều trợ cấp hiện vật. Liệu đề xuất này có khả năng thực thi?

Bộ trưởng Bộ nội vụ liên bang ông Thomas de Maizière là người khởi đầu cho cuộc tranh luận về tiêu chuẩn và khoản trợ cấp cho người tị nạn tại Đức. Ông muốn xem xét, kiểm định lại mức tiền trợ cấp tiêu vặt cho người tị nạn. Những yêu cầu về việc kiểm tra mức trợ cấp của nhà nước dành cho những người dân tị nạn đã có từ lâu. Những người dân tị nạn được nhận những trợ cấp giúp đỡ gì tại nước Đức?

Trợ cấp cho người tị nạn được tổ chức như thế nào?

Trong vòng 15 tháng định cư đầu tiên người tị nạn sẽ nhận được trợ cấp theo một hệ thống hỗ trợ riêng, hoàn toàn độc lập và tách biệt với các  hệ thống hỗ trợ xã hội khác của nhà nước. Hệ thống này nằm trong quy định của bộ luật dành cho người tị nạn (AsylbLG). Sau 15 tháng đầu tiên người tị nạn vẫn nằm trong hệ thống hỗ trợ này, nhưng sau đó mức hỗ trợ sẽ được sửa đổi theo quy định tương tự dành cho người xin trợ cấp thất nghiệp Hartz IV.

Theo bộ luật AsylbLG  thì viện trợ dành cho người tị nạn bao gồm hai khoản: một khoản hỗ trợ để trang trải các „yêu cầu cần thiết tối thiểu“ và một khoản hỗ trợ bằng tiền mặt để bổ xung cho việc „trang trải các nhu cầu cá nhân trong cuộc sống hàng ngày“. Khoản trợ cấp bằng tiền mặt thường được chi phát trực tiếp. Khoản hỗ trợ cho các „yêu cầu cần thiết tối thiểu“ được cung cấp theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

Điều gì quyết định hình thức trợ cấp?

Theo luật, tất cả những người tị nạn phải ở trong trung tâm tiếp nhận ban đầu dành cho người tị nạn trong những tháng đầu tiên, tại đó họ sẽ được nhận trợ cấp cho "nhu cầu cơ bản" dưới hình thức chỗ ở và ăn uống. Ở giai đoạn này không có việc cung cấp chi phát các khoản trợ cấp tính theo cá nhân, chỉ có chi phát tiền mặt trợ cấp tiêu vặt.

Sau một thời gian nhất định thì người tị nạn sẽ chuyển về các trại tị nạn nằm phân bổ tại các vùng. Ở đây sẽ phức tạp hơn:  Theo luật AsylbLG thì chính quyền địa phương sẽ „ưu tiên“ chi phát tiền mặt cho việc trang trải các nhu cầu đời sống cá nhân như ăn uống và quần áo. Trong trường hợp „cần thiết“ thì việc trợ cấp sẽ được tiến hành thông qua hình thức trợ cấp bằng hiện vật và phiếu mua đồ. Chính quyền sẽ đảm nhận trả trực tiếp tiền ăn ở.

Mức trợ cấp dành cho người tị nạn?

Hiện tại người tị nạn ở độ tuổi trưởng thành tùy thuộc vào hoàn cảnh sống sẽ có quyền được nhận mức trợ cấp từ 287 tới 359 Euro một tháng. Những người lớn sống độc thân sẽ được nhận nhiều hơn những người lớn cùng sống chung trong một hộ gia đình. Đối với người độc thân thì trợ cấp gồm 216 Euro cho các nhu cầu sống tối thiểu và 143 Euro tiền mặt.

Mức trợ cấp đã được nâng lên như thế nào?

Trong nhiều năm qua chính phủ đã giữ mức trợ cấp cho người tị nạn thấp hơn mức trợ cấp xã hội Hartz IV rất nhiều. Nhưng điều này đã bị cấm bởi  tòa án Hiến Pháp liên bang năm 2012. Nó chỉ ra rằng mức trợ cấp Hartz IV được tính theo mức sống tối thiểu dành cho mọi công dân, thế nên nó không nhất thiết phải phù hợp với Luật Hiến Pháp của Đức, điều này tạo điều kiện cho những người dân tị nạn được nhận khoản tiền trợ cấp tối thiểu ví dụ từ „chính sách di cư „.

Bộ máy chính quyền có được cắt ngắn các mức trợ cấp?

Đây là một câu hỏi khó. Chính bản thân ông De Maizière cũng chỉ dẫn rằng phán quyết của tòa án Hiến Pháp liên bang thiết lập ra một giới hạn tương đối hạn hẹp. Tuy nhiên các vị thẩm phán cũng chấp thuận cho chính phủ có thể tự quyết định trong một số trường hợp ví dụ như quyết định trong việc trợ cấp bằng hiện vật thay vì trợ cấp bằng tiền mặt.

Như vậy thì mức tiền trợ cấp tiêu vặt có thể được thay đổi. Ngoài ra còn có các điểm khác, dù không liên quan trực tiếp với mức trợ cấp theo luật AsylbLG nhưng có thể đánh thức các yêu cầu nguyện vọng: Luật pháp quy định về mức tiền để trang trải chi phí sinh hoạt cá nhân, tuy nhiên nó không đề cập tới các tiêu chuẩn mà nơi sinh sống cư trú được tổ chức và chi trả bởi chính quyền địa phương cần phải được đảm bảo.

Đặng Hà Ngọc Mai



 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC