Tất cả người nước ngoài có QUỐC TỊCH khối EU đều được phép cư trú và kinh doanh tại các nước trong khối EU, trong đó là CHLB Đức.

 

duc

Người nước ngoài ở các nước thứ 3 không thuộc khối EU như Việt nam (đã có thẻ Aufenthalt ở Đức hoặc chưa có) có thể được cấp giấy phép cư trú để thực hiện kinh doanh độc lập nếu:

  1.  Lợi ích kinh tế hoặc khu vực cần thiết ,
  2. Dự kiến hoạt động kinh doanh sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế và
  3. Các nguồn tài chính của việc thực hiện được hỗ trợ bởi vốn chủ sở hữu hoặc bởi một cam kết cho vay.
    Việc đánh giá liệu các điều kiện nêu trên có đạt hay không sẽ phải được đặc biệt đánh giá về tính bền vững của các ý tưởng kinh doanh cơ bản, những kinh nghiệm kinh doanh của người muốn đứng tên, số vốn đầu tư, tác động về tình hình việc làm và đào tạo và đóng góp cho sự đổi mới và nghiên cứu.

Chịu trách nhiệm kiểm tra các điều kiện

Chịu trách nhiệm kiểm tra các điều kiệntrên sẽ là do các nhà chức trách như nơi quản lý kinh doanh, sở lao động hoặc tổ chức nghề nghiệp công lập, sở ngoại kiều và các nhà thẩm quyền thương mại. 

Nếu người muốn đứng tên tương lai đã quá 45 tuổi, cần phải chứng minh thêm là có lương hưu sau này đủ để nuôi được bản thân mình.

Giấy phép cư trú được cấp cho tương lai được phép cấp nhiều nhất3 năm.

Nếu sau 3 năm người đứng tên kinh doanh làm ăn thành công sẽ có cơ hội xin thẳng vào giấy phép cư trú vô thời hạn (unbefristet).

Để tiến hành việc xin giấy phép nêu trên, sẽ cần những giấy tờ của người muốn đứng tên kinh doanh như sau):

Lưu ý! Tất cả các giấy tờ chỉ cần copy không công chứng!!!

  1. Passport 
  2. Thẻ Tiệp đuôi ES 
  3. Mẫu đơn khai xin visa (Mẫu có ở trang online của Đại sứ Quán Đức)
  4. Giấy tuyên thệ theo điều § 55 bộ luật cư trú là người xin khai đúng và đầy đủ (có mẫu)
  5. Bảo hiểm sức khoẻ Đức (hoặc Tiệp nhưng với điều kiện có thể dùng được ở Đức)
  6. Một bản giới thiệu mô hình kinh doanh có nêu vốn đầu tư, đánh giá thu nhập cũng như chi phí của cửa hàng tương lai vào 3 năm đầu, chia ra từng tháng (Businessplan)
  7. Chứng minh vốn đầu tư do tự sở hữu hoặc đã có giấy chứng nhận của nhà băng cho vay
  8. Bản soạn hợp đồng thuê hoặc mua địa điểm nơi cửa hàng sẽ được mở vào tương lai
  9. Chứng nhận có lương hưu đầy đủ (nếu đã quá 45 tuổi)Tất cả các giấy tờ trên sẽ được văn phòng chuẩn bị và nộp vào Đại sứ quán Đức tại đất nước nơi người xin đăng ký kinh doanh đang có hộ khẩu.


Ai đã có thẻ Aufenthalt mà chưa được phép kinh doanh (Selbständigkeit nicht erstattet!) tại Đức thì không cần giấy tờ khoản 3 và 4.


Tác giả bài viết:
Rechtsanwalt Tuan Delarber




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC