Cuộc xung đột Ukraine đã tạo ra sự thay đổi mang tính toàn diện đối với ngành công nghiệp quốc phòng Nga, nguồn lực để sản xuất vũ khí theo đúng nhu cầu đang gặp khó khăn.

Có vẻ như Nga hiện nay đang rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn lực.

Trước chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, khoản ngân sách trị giá 2 nghìn tỷ ruble dành cho ngân khố liên bang gần như chỉ là "cát bụi dưới chân".

1 Nga Buoc Phai Tam Gac Uoc Mo Sieu Vu Khi Vi Cuoc Xung Dot Ukraine

Tổng thống Putin đã ra lệnh cho Chính phủ Nga, đại diện là Thủ tướng Mishustin và Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu phải viết lại mục tiêu của ngành công nghiệp quốc phòng nước này trước ngày 14/11/2022, nhằm "đưa chúng phù hợp với nhu cầu thực sự của quân đội".

Với động thái trên, Điện Kremlin về cơ bản đã dừng chương trình mua sắm vũ khí cấp nhà nước (SWP), được cho là sẽ diễn ra từ năm 2018 đến năm 2027, theo đó hàng loạt "siêu vũ khí" sẽ được chuyển giao cho Quân đội Nga trong 5 năm tới.

Trong 10 năm trước đó, Điện Kremlin đã phân bổ hơn 20 tỷ ruble để sản xuất vũ khí cho Quân đội Nga. Và điều này về mặt lý thuyết, sẽ đưa ra một "bức tranh" hoàn toàn khác về sức mạnh tác chiến.

Lực lượng vũ trang Nga sẽ nhận các sư đoàn xe tăng T-14 Armata mới theo đúng nghĩa đen, việc chuyển giao một "máy bay ném bom chiến lược mới " (có vẻ như chúng ta đang nói về Tu-160M2) cũng sẽ diễn ra.

Bên cạnh đó là hơn 600 máy bay chiến đấu mới và gần 1.000 trực thăng các loại sẽ nâng cao sức mạnh của Không quân Nga. Nói chung, tỷ lệ vũ khí hiện đại trong các lực lượng vũ trang Nga sẽ tăng lên tới 70%.

Nhưng các nguồn lực đã bị tiêu tốn rất nhanh, và kết quả mong muốn không thể đạt được theo đúng nghĩa đen chỉ trong những tuần đầu tiên của cuộc xung đột tại Ukraine, Liên bang Nga bắt đầu phải đưa vào sử dụng trở lại những vũ khí lỗi thời.

2 Nga Buoc Phai Tam Gac Uoc Mo Sieu Vu Khi Vi Cuoc Xung Dot Ukraine

Những điều trên cho thấy nguồn lực để sản xuất vũ khí theo đúng nhu cầu đang gặp khó khăn

Có vẻ như Nga hiện nay đang rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn lực. Trước chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, khoản ngân sách trị giá 2 nghìn tỷ ruble dành cho ngân khố liên bang gần như chỉ là "cát bụi dưới chân".

Nhưng giờ đây nó là giới hạn mà Bộ Quốc phòng Nga không có quyền "nhảy lên trên", ít nhất là do lạm phát và sự mất giá của đồng ruble sau khi hứng chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Vì vậy, Quân đội Nga khó có thể tin tưởng vào viễn cảnh sẽ nhận được những "siêu vũ khí" như xe tăng T-14 Armata hoặc máy bay ném bom âm siêu Tu-160M2, nhiều nhất là họ chỉ có thêm một cái gì đó giống như việc hiện đại hóa xe chiến đấu bộ binh BMP-2 với chỉ số B-18.

Theo nhận xét từ truyền thông quốc tế, mệnh lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin chắc chắn sẽ khiến ngành công nghiệp quốc phòng Nga phải tổ chức lại.

3 Nga Buoc Phai Tam Gac Uoc Mo Sieu Vu Khi Vi Cuoc Xung Dot Ukraine

Cần nhắc lại, ban đầu Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Dmitry Medvedev đã đưa ra những lời cảnh báo cứng rắn về việc thực hiện chương trình mua sắm vũ khí cấp nhà nước không đúng tiến độ.

Và hiện tại, không biết loại vũ khí nào cần được sản xuất theo mệnh lệnh sắp xếp lại ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Nguồn: Báo An Ninh Thủ Đô




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC