AFP ngày 29/4 cho biết trào lưu đổ ra đường tắm nắng bắt đầu từ đảo Bali của Indonesia sau khi có tin đồn thất thiệt rằng Mặt trời sẽ cung cấp vitamin D giúp cơ thể tiêu diệt SARS-CoV-2. Hình ảnh trên truyền thông cho thấy hàng trăm người đã đổ ra các sân vận động hoặc thậm chí đường ray nằm dài tắm nắng.
"Tôi luôn tránh phơi nắng vì không muốn da bị đen đi… Nhưng bây giờ tôi mong tắm nắng sẽ tăng cường hệ miễn dịch", Theresia Rikke Astria, một phụ nữ 27 tuổi ở thủ phủ văn hóa Yogyakarta của Indonesia, nói với báo giới.
Theo lời các bác sĩ Indonesia, tắm nắng đúng là tốt, nhưng đó là khi người ta tắm nắng trong khoảng 15 phút dưới cái nắng nhẹ vào buổi sáng. "Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp là phương án bổ sung vitamin D chứ không phải ngừa bệnh", bác sĩ Dirga Sakti Rambe tại bệnh viện Puli nhấn mạnh.
Theo lời vị chuyên gia, Vitamin D có trong cá, trứng, sữa và ánh nắng, rất quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh nhưng sẽ là sai lầm nếu tin điều đó chữa được COVID-19. "Tắm nắng không giết chết virus", bác sĩ Dirga Sakti Rambe nói.
Nguồn: cand.com.vn
TIN TỨC: THỜI SỰ THẾ GIỚI
-
Chính quyền Trump yêu cầu quan chức không dự kỷ niệm 30/4 ở Việt Nam, điều này có ý nghĩa gì? 23/04/2025
-
Cựu điệp viên CIA: 'Trump sai, Hà Nội cũng sai' trong vụ cấm quan chức Mỹ dự lễ 30/4 27/04/2025
-
Putin mất chỉ huy tinh nhuệ tại Ukraine: đòn giáng mạnh vào biểu tượng quân sự Nga 08/05/2025
-
Trung Quốc đưa quân lên bãi đá Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa 25/04/2025