Sự việc gây ra nhiều đồn đoán
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai tuyên bố như vậy, khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi. Liệu có phải Ngoại trưởng Trung Quốc đã lỡ lời? Điều này gần như chắc chắn là không. Phát biểu ấy mang một mục đích rõ ràng, và mục đích đó là gì? Nhiều người cho rằng, nhìn từ một góc độ khác, phát biểu này chẳng khác nào một sự "xỉ nhục" ngầm đối với cả Nga và Châu Âu.
Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Nga
Hiện tại, sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc là điều không thể phủ nhận, mặc dù cả hai nước chưa bao giờ công khai thừa nhận điều này. Phát biểu của Ngoại trưởng Trung Quốc đã gián tiếp cho thấy Nga đang ở vị thế "đàn em", và sức mạnh của Trung Quốc vượt trội.
Trung Quốc muốn Nga không thua, và nếu Trung Quốc bỏ rơi Nga, thì thất bại của Nga là điều tất yếu.
Điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu Nga có còn tự quyết định vận mệnh của mình, và có còn nắm giữ quyền quyết định thắng thua trong cuộc xâm lược Ukraine hay không?
Liệu Điện Kremlin có cảm thấy bị xúc phạm, hay chỉ "phản đối sâu sắc" một cách xã giao?
Hình ảnh minh họa bài viết.
Châu Âu và "gáo nước lạnh" từ Trung Quốc
Châu Âu cũng không nằm ngoài tầm ngắm của thông điệp này. Trong khi Châu Âu đang tích cực hỗ trợ Ukraine, với niềm tin vào chiến thắng cuối cùng, thì phát biểu của Ngoại trưởng Trung Quốc đã như một "gáo nước lạnh" dội thẳng vào hy vọng của họ. Ông Vương, bằng phát biểu của mình, dường như đang tuyên bố:
"Tôi muốn Nga không thua thì Nga sẽ không thua, bất kể các ông có làm gì đi nữa. Việc các ông hỗ trợ Ukraine nhiệt tình đến đâu, mạnh mẽ đến đâu, chính nghĩa đến đâu, nếu trái với lợi ích của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ không để các ông chiến thắng."
Mục đích thực sự đằng sau thông điệp
Vậy tại sao Trung Quốc lại đưa ra những phát biểu "xỉ nhục" ngầm như vậy đối với Nga và Châu Âu? Có thể, đối với Trung Quốc, đây là một lời đe dọa hơn là một lời xỉ nhục.
Nga và Châu Âu không phải là đối thủ xứng tầm với Trung Quốc, đặc biệt khi cả hai đang bị cuốn vào cuộc chiến tiêu hao nguồn lực. Thực chất, Trung Quốc đang đe dọa Châu Âu không được liên minh với Mỹ để cùng nhau kiềm chế Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự.
Chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Mỹ
Cựu Tổng thống Trump, với hai "gọng kìm" là các thỏa thuận thuế quan và sự chuyển hướng trọng tâm quân sự sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đang tìm cách kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc hiểu rõ điều này và không thể để cho "con rối của Putin" – như họ gọi ông Trump – làm điều đó.
Mục tiêu của Trung Quốc
Trung Quốc muốn giữ trọng tâm quân sự của Mỹ ở Châu Âu, và yêu cầu các nước Châu Âu không nên cùng Mỹ áp đặt thuế quan hay hạn chế các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Và nếu các nước Châu Âu không tuân theo? Trung Quốc có thể sẽ không chỉ giúp Nga không thua mà còn giúp Nga áp đảo ở Ukraine.
Vậy Châu Âu cần phải làm gì để vừa lòng Trung Quốc? Và nếu có bất cứ điều gì xảy ra, họ có thể đổ lỗi cho "tên điệp viên KGB Trump".
Tất cả đều nhằm vào một mục tiêu duy nhất: bảo vệ lợi ích chiến lược của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Thu Phương - © Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC
TIN TỨC: THỜI SỰ THẾ GIỚI
-
Thái tử Iran Reza Pahlavi kêu gọi lật đổ chế độ Mullah sau cuộc tấn công của Israel 15/06/2025
-
Học sinh xả súng ở trường trung học, ít nhất 9 người chết 10/06/2025
-
Hun Sen tung bản ghi âm cuộc trò chuyện riêng khiến Thủ tướng Thái Lan bẽ bàng 18/06/2025
-
Nga tìm cách lôi kéo Lào tham chiến ở Ukraine, tình báo Ukraine cáo buộc 05/07/2025