Lặn lội đạp xe đi xin cơm, người đàn ông lớn tuổi đã bị từ chối phũ phàng vì một thành viên của nhóm từ thiện cho rằng “em nhìn anh là 7 - 8 chục ký đấy, không phải là người nghèo đâu”.

Kể từ khi TP.HCM bùng phát dịch Covid-19 đến nay, có rất nhiều điểm phát cơm, trao quà miễn phí giúp những người gặp hoàn cảnh khó khăn cảm thấy ấm lòng và yên tâm hơn trong thời điểm này. Tuy nhiên, có thể vì khâu tổ chức chưa thực sự chuyên nghiệp nên đã có một số sự việc không hay xảy ra gây nên nhiều bức xúc trên mạng xã hội.

1 Phat Com Tu Thien Nhung Tu Choi Cho Vi Nguoi Nhan Mum Mim Khong Co Do An Ma Sao Map The

Người đàn ông lớn tuổi đi xe đạp tới điểm phát cơm. Ảnh cắt từ clip Trần Ngọc Cát Phương

Mới đây, nhiều dân mạng lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh người đàn ông lớn tuổi, đi xe đạp đến điểm phát cơm từ thiện nhưng bị từ chối. Thành viên của nhóm thiện nguyện - cũng là người quay clip liên tục chất vấn bằng lời lẽ chưa đúng mực: “Bây giờ không có cơm thì về nhà lấy mì ăn, mì cũng không có luôn mà sao người mập thế, em nhìn anh là 7 - 8 chục ký đấy không phải là người nghèo đâu”. 

Mặc cho người muốn nhận cơm liên tục giải thích là bản thân khó khăn, không có cơm và mì để ăn nhưng người quay clip vẫn nhất quyết cho rằng đối phương mập vậy thì không thể là người nghèo được. Bên dưới clip, hầu hết mọi người đều tỏ thái độ bức xúc, cho rằng cơ thể gầy hay mập chẳng liên quan gì đến việc người ta có nghèo hay không. Nếu đã là phát cơm từ thiện thì đáng lẽ phải tế nhị và hỗ trợ hết sức có thể, chứ không phải lên giọng phân biệt như thế. 

- Thôi mang cơm về nhà tự ăn đi, nói vậy thì có cho cơm người ta ăn cũng nuốt không trôi. 

- Bộ nghèo thì không được mập hả, nghèo là phải ốm đói dơ dáy móng tay móng chân đầy đất mới gọi là nghèo hả?

- Người ta đi xe đạp đến xin cơm để ăn cho qua những ngày khó khăn, rồi không cho thì đừng có dựng biển phát cơm chớ, sao lại sỉ nhục người ta. 

- Tội cho chú quá, mong chú được nhiều mạnh thường quân giúp đỡ.

2 Phat Com Tu Thien Nhung Tu Choi Cho Vi Nguoi Nhan Mum Mim Khong Co Do An Ma Sao Map The

Nhiều dân mạng thể thiện sự bức xúc đối với thành viên nhóm thiện nguyện. Ảnh chụp màn hình

3 Phat Com Tu Thien Nhung Tu Choi Cho Vi Nguoi Nhan Mum Mim Khong Co Do An Ma Sao Map The

Cách từ chối thiếu tế nhị của chủ nhân đoạn clip bị phản ứng mạnh. Ảnh chụp màn hình

>> Đừng bỏ lỡ: Câu chuyện ngày giãn cách: người dắt chó đi dạo, xin về cho chó ăn

Trước đó, từng có sự việc tương tự xảy ra, như trường hợp người phụ nữ trung niên đi xe đạp, vừa được phát cho một suất ăn thì bị quay clip tố rằng không thuộc diện khó khăn cần giúp đỡ. Lý do chủ clip đưa ra là vì người phụ nữ ăn mặc gọn gàng, đặc biệt có sơn móng tay móng chân chứng tỏ họ không nghèo đến mức phải đi nhận cơm từ thiện. 

4 Phat Com Tu Thien Nhung Tu Choi Cho Vi Nguoi Nhan Mum Mim Khong Co Do An Ma Sao Map The

Người phụ nữ đã nhận cơm nhưng vẫn bị nói mỉa mai. Ảnh cắt từ TikTok

5 Phat Com Tu Thien Nhung Tu Choi Cho Vi Nguoi Nhan Mum Mim Khong Co Do An Ma Sao Map The

Chỉ vì cô có sơn móng tay nên bị cho là không phải người nghèo. Ảnh cắt từ TikTok

Tiếp theo, cũng trong đoạn clip này, có một nam thanh niên trẻ vừa mới cầm phiếu và xếp hàng chờ đến lượt thì bị đuổi ra: "Thanh niên bụi đời kia đi ra ngoài. Không phát". Có lẽ vì quá ngại nên người này đã rời đi nhanh chóng. 

6 Phat Com Tu Thien Nhung Tu Choi Cho Vi Nguoi Nhan Mum Mim Khong Co Do An Ma Sao Map The

Nam thanh niên bị đuổi khi đang xếp hàng chờ nhận cơm. Ảnh cắt từ TikTok

Nhiều dân mạng đã bày tỏ sự phản đối đối với hành động của thành viên nhóm từ thiện, mặc dù người quay clip có lên tiếng giải thích rằng trước đó đã phát hiện hai người này có ý trà trộn vào với mục đích xấu nên mới cố tình nói vậy để họ bỏ đi, tránh làm ảnh hưởng đến những người khác. Tuy nhiên hiện đoạn clip vẫn gây nhiều tranh cãi trái chiều trên mạng xã hội.

7 Phat Com Tu Thien Nhung Tu Choi Cho Vi Nguoi Nhan Mum Mim Khong Co Do An Ma Sao Map The

Hy vọng các sự việc trên chỉ là cá biệt và sắp tới sẽ không có ai gặp sự cố khi đi nhận cơm từ thiện nữa. Ảnh: Lao Động

Công tác từ thiện đòi hỏi người làm phải đặt cái tâm giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn lên trên hết, có thể quá trình thực hiện sẽ gặp một số vấn đề, tuy nhiên cần lựa chọn cách xử lý linh hoạt và tế nhị, tránh gây tổn thương người khác, bởi “của cho không bằng cách cho”. Không thể vì bản thân đứng ở thế “người đi cho” thì có quyền phát ngôn mang hàm ý xúc phạm đối với “người đến nhận”.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC