Thời điểm sắp chuyển giao từ năm cũ sang năm mới chính là lúc thích hợp để bạn dọn dẹp nhà cửa, bỏ đi những thứ không cần thiết để đón chờ những điều may mắn sắp đến. Nếu cảm thấy món đồ nào cũng cần giữ lại, bạn chắc chắn không nên bỏ qua bài viết sau.

42 1 7 Mon Do Ban Can Vut Ngay De Viec Don Dep Nha Cua Chang Con Kho Khan

Ảnh minh họa: Abbey Lossing

1. Giấy tờ, hóa đơn

Hầu hết chúng ta đều có thói quen giữ lại các loại giấy tờ như: Hóa đơn, tờ hướng dẫn sử dụng và bảo hành, tờ rơi quảng cáo, tập sách, bưu thiếp… phòng khi “ngày nào đó mình sẽ cần đến chúng”. Nếu bạn thuộc tuýp người này, giờ là lúc bạn cần dành thời gian để rà soát lại xem liệu bạn có còn cần chúng không. 

Hãy tạo thói quen định kỳ dọn dẹp lại đống giấy tờ của bạn và chỉ giữ lại những thứ thật sự hữu ích trong một ngăn kéo bàn. Tương tự, bạn có thể tập kiểm tra túi và ví mỗi tối để bỏ đi các biên lai, danh sách mua sắm và tờ rơi vô dụng.

2. Sản phẩm đã hết hạn

Việc sử dụng đồ quá hạn cơ bản không hề tốt cho sức khỏe của bạn nên sao phải chần chờ khi bạn có cơ hội xem xét lại từng vật dụng của mình. Hãy ưu tiên kiểm tra hạn của:

  • Thuốc
  • Gia vị
  • Các loại hạt và ngũ cốc
  • Mỹ phẩm

Tạo thói quen định kỳ kiểm tra tủ lạnh và tủ chén của bạn ít nhất 1 lần/tháng. 

3. Những thứ đã hỏng 

Khi máy pha cà phê bị lỗi, đôi giày bị hở keo, thiết bị nào đó hỏng… chúng ta thường kỳ kèo “Ngày mai mình sẽ mang đi sửa” nhưng cuối cùng món đồ vẫn nằm ở đó. Nếu đây là tình trạng thường xuyên của bạn, bạn có thể đặt cho mình thời hạn để sửa chữa ví dụ như trong 1 tháng. Sau thời gian đó, nếu món đồ vẫn chưa được sửa thì có vẻ bạn không còn cần đến chúng nữa. 

4. Những món quà không mong muốn

Đôi khi mọi người có thể tặng bạn những món bạn không thích. Cách tốt nhất là bạn nên trao đổi với họ về món quà bạn muốn được nhận hoặc công khai danh sách những món bạn yêu thích để mọi người có thể tặng bạn đúng món.

5. Những món được để dành cho một “dịp đặc biệt”

Tâm lý “để dành cho dịp đặc biệt” chẳng những khiến tủ đồ của bạn thêm chật mà còn tước đi sự tỏa sáng của món đồ ấy. Vì vậy, hãy chỉ mua các mặt hàng bạn có thể dùng ngay hoặc dùng được trong nhiều dịp, từ thường nhật đến dịp đặc biệt. 

6. Những món có giá trị hoài niệm

Có một sự thật là việc giữ lại những kỷ vật khiến bạn ít trân trọng các kỷ niệm hơn hẳn. Có rất nhiều cách giúp bạn làm sống lại kỷ niệm, chẳng hạn, bạn có thể quay lại nơi chốn bạn từng đi qua, thưởng thức các đặc sản và hòa mình vào các lễ hội địa phương thay vì giữ mãi món quà lưu niệm. Những món bạn có thể cân nhắc bỏ đi gồm:

  • Thư cũ
  • Quà tặng từ người yêu cũ
  • Đồ chơi thời thơ ấu
  • Vé xem phim, buổi hòa nhạc hoặc buổi triển lãm đã qua
  • Quà lưu niệm

Đối với những thứ quá thân thuộc, hãy lưu trữ chúng trong một chiếc hộp đặc biệt. Nguyên tắc là bạn nên giữ tất cả đồ lưu niệm ở một nơi. 

7. Những món có thể hữu dụng vào một ngày nào đó

Hãy nhớ là bạn có thể dễ dàng mua, sửa chữa hoặc thay thế hầu hết mọi thứ nên thực sự không đáng để trữ sẵn món nào đó và đợi đến dịp thích hợp mới dùng. Việc tiết kiệm này đôi khi chỉ khiến bạn bị choáng chỗ chứ không thực sự hiệu quả. Hãy dừng việc biến nhà của bạn thành một cửa hàng tạp hóa!

Bạn có thể làm gì với những món đồ bạn không dùng?

Không phải mọi món đồ bạn không cần đều đáng bị vứt vào sọt rác. Bạn hoàn toàn có thể: 

  • Quyên góp chúng cho các nhà tình thương, các tổ chức tình nguyện… 
  • Góp sách và tạp chí cũ cho thư viện công cộng.
  • Tận dụng để sáng tạo nên những món đồ mới.
  • Bán lại.

Lợi ích của việc dọn dẹp:

  • Giải phóng không gian sống. 
  • Giúp những lần dọn dẹp sau nhẹ nhàng hơn.
  • Bạn sẽ bớt bị hoài niệm về quá khứ và tập trung tốt cho tương lai hơn. 
  • Dễ dàng trong việc chuyển nhà hoặc có thêm không gian chứa những món đồ mới có ích hơn. 

Hãy biến việc dọn dẹp nhà cửa trở thành niềm vui của bạn. Đây là một cách cực kỳ hiệu quả giúp bạn giải tỏa nguồn năng lượng tiêu cực và làm mới tâm trạng đấy!

Theo Sức khỏe gia đình

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC