Bi kịch lớn nhất của cha mẹ là đã dốc tất cả bản thân mình nhưng lại không nuôi dạy được con cái biết cảm ơn.

1.

Vào dịp Tết, một bà mẹ thổ lộ nỗi khổ trong nhóm bạn bè:

“Ăn Tết mừng tuổi cho con gái một triệu, không ngờ nó chê ít, không vui: ‘Năm ngoái cũng như thế này, năm nay cũng như thế này. Bạn bè đứa nào cũng được mừng tuổi 4, 5 triệu’. Bây giờ nó dỗi, không ăn cơm cũng không lý gì đến tôi nữa”.

Không ngờ lời thổ lộ của bà mẹ này lại được rất nhiều bậc cha mẹ trong nhóm hưởng ứng, đều nói trẻ con hiện nay không biết cảm ơn, không biết đến nỗi vất vả và công sức của cha mẹ, chỉ thích so bì, động tí là nổi giận với cha mẹ.

Mọi người đều cảm thán, không biết làm sao mà nuôi con trở thành những kẻ vô ơn như thế này? Bi kịch lớn nhất của cha mẹ không gì lớn bằng đã bỏ hết công sức tâm huyết cho con cái mà lại không nuôi dưỡng thành con cái biết cảm ơn.

2. Con cái không biết cảm ơn thực tế là do cha mẹ yêu thương quá mà thành.

Rất nhiều cha mẹ yêu thương con quá ư đơn giản: Đặt con lên vị trí cao hơn tất cả, làm tất cả mọi việc cho con, giải quyết tất cả các phiền toái giúp con.

Khi ăn cơm thì đem bát đũa cho con, đơm cơm cho con.

Khi con làm bài tập thì cùng con làm từng bài từng bài, kiểm tra lỗi.

Buổi tối trước khi đi ngủ thì giúp con thu dọn sắp xếp sách vở, chuẩn bị cặp sách, mang đầy đủ đồ dùng học tập.

Khi con cái giúp mẹ thì: “Con không cần quản việc nhà, cứ học tốt là được rồi”.

Khi cha mẹ yêu thương quá sâu đậm thì con cái sẽ quen với tiếp nhận và đòi hỏi đơn phương, cảm thấy tất cả đều có thể nhẹ nhàng dễ dàng có được. Thế nên con cái không biết trân quý, dễ nảy sinh cảm giác hơn người. Càng đặt con cái vào vị trí trung tâm của cuộc sống, bỏ công sức vô điều kiện cho chúng thì càng dễ khiến con cái tăng cảm giác “nhận mà không biết xấu hổ”, sẽ không nuôi dưỡng thành những người con biết cảm ơn.

Trên thực tế, cuộc sống của bạn là cuộc sống của bạn, cuộc sống của con cái là cuộc sống của con cái, không ai có thể lo cho ai được. Bản thân bạn còn khó kiểm soát cuộc sống của mình nữa là muốn kiểm soát cuộc sống của người khác.

1 Con Cai Vo On La Boi Cha Me Trot Bao Boc Qua Nhieu

3. Nuôi dạy con không phải là để con hưởng thụ an nhàn, mà là thông qua hành vi của chúng ta, dạy bảo giáo dục chúng biết yêu thương và cảm ơn, không được chỉ biết đòi hỏi.

Một cặp vợ chồng có hai cô con gái sinh đôi 10 tuổi. Khi hai đứa trẻ nói muốn nuôi con vật nuôi, người cha đề nghị hai con trước tiên phải lập ra kế hoạch nuôi dưỡng con vật, bao gồm:

Đi đến nhà ai xin, mua, đường đi như thế nào, thủ tục xin ra sao?

Ai phụ trách vệ sinh, ai phụ trách cho ăn, cho uống…?

Sau đó, 2 đứa trẻ tự mình đi xe buýt đến nhà người quen xin một con chó con. Mấy năm nay, chú chó cưng đều do 2 đứa trẻ chăm sóc, chưa bao giờ phiền đến cha mẹ. Chúng thể hiện ra rất có tinh thần trách nhiệm.

Người cha bày tỏ, ông không muốn con cái hình thành thói quen hứng thú nhất thời, sau đó đùn đẩy cho cha mẹ xử lý.

Nuôi dạy con cái không phải là tiết kiệm tiền, cũng không phải là dốc hết tất cả ra để đem lại cho con cái sự hưởng thụ dễ chịu. Nuôi dạy con cái chính là thông qua hành vi và sự dạy bảo của chúng ta, bồi dưỡng cho con cái nhân cách kiện toàn, có phẩm chất và ý chí kiên cường, dạy con cái biết yêu thương và cảm ơn, không được chỉ biết đòi hỏi.

4. Chỉ cần có trái tim biết cảm ơn, biết yêu thương thì mỗi giờ mỗi khắc đều vui vẻ hạnh phúc

Con cái không có ý thức cảm ơn thì quả là đáng sợ. Ban đầu trẻ sẽ không ngừng đòi hỏi cha mẹ, rồi sẽ sinh ra những tâm trạng tiêu cực. Khi con cái thấy cả thế giới đều đang nợ chúng thì đã là nguy hiểm rồi.

Bản thân hạnh phúc không có bất kỳ mối quan hệ nào với những điều kiện bên ngoài. Mỗi bậc cha mẹ trong khi yêu thương con thì xin đừng quên dạy con cái biết yêu thương, biết cảm ơn.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC