Để giảm bớt những mâu thuẫn xảy ra ở anh chị em với nhau, cha mẹ cần có những phương pháp giáo dục phù hợp.

Việc giảm thiểu mâu thuẫn giữa các con cái cần sự tập trung và chủ động của phụ huynh. Bằng cách thiết lập quy tắc, khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ, tạo ra môi trường tôn trọng và ứng xử công bằng, cha mẹ có thể giúp con cái tránh xảy ra mâu thuẫn trong gia đình.

Li Meijin - Giáo sư Tâm lý học kiêm Phó Giám đốc Ủy ban Chuyên môn Tâm lý Pháp lý của Hiệp hội Tâm lý Trung Quốc từng nói: "Trong một gia đình có 2 con trở lên, cha mẹ phải quan tâm tới bé lớn nhiều hơn, thay vì đổ lỗi mù quáng cho bé lớn khi gặp vấn đề".

1 Trong Gia Dinh Co 2 Con Cha Me Kien Quyet Lam 5 Dieu Nay Thi Con Cai Hoa Thuan

Trước nhiều vấn đề trong cuộc sống, dù cha mẹ có cố gắng hết sức để chứng tỏ mình không thiên vị, nhưng cách họ giải quyết vấn đề ít nhiều sẽ khiến bé lớn trong nhiều trường hợp cảm thấy cha mẹ không công bằng, thậm chí nghi ngờ tình yêu cha mẹ thiên vị.

Nếu cha mẹ làm tốt được những điều dưới đây, anh chị em trong nhà sẽ ít xảy ra mâu thuẫn và yêu thương nhau nhiều hơn.

1. Phân công hợp lý trách nhiệm chăm sóc em cho anh/chị

Đôi khi cha mẹ cũng nên giao trách nhiệm chăm sóc bé thứ 2 cho bé lớn và lặng lẽ đứng bên ngoài quan sát. Bằng cách này, không chỉ tinh thần trách nhiệm của bé lớn được nâng cao mà đồng thời bé sẽ nhận ra rằng "hóa ra trong gia đình còn có một người cần được quan tâm hơn mình".

Làm như vậy sẽ tốt cho cả người lớn và trẻ em. Cha mẹ có thể có một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn, điều này cũng làm tăng sự tương tác giữa 2 đứa trẻ và tăng cường mối quan hệ giữa chúng.

2. Lắng nghe ý kiến của bé lớn nhiều hơn và để bé được đưa ra quyết định

Bất cứ khi nào 2 đứa trẻ xảy ra mâu thuẫn, một số cha mẹ có xu hướng đứng ra can thiệp và cố gắng hòa giải theo cách của người lớn để có thể 2 đứa trẻ bình tĩnh trở lại thật nhanh.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ có thể để bọn trẻ tự giải quyết vấn đề của chúng. Thường vào thời điểm này, cha mẹ nên hướng dẫn bé lớn nên có trách nhiệm và cư xử hào phóng hơn với em mình. Bằng cách này, khả năng giải quyết vấn đề và cách suy nghĩ về vấn đề của bé lớn vô tình được cải thiện và nâng cao.

3. Thiết lập quy tắc rõ ràng và công bằng giữa 2 đứa con

Việc thiết lập các quy tắc như chia sẻ đồ chơi, lượng thời gian truy cập vào các phương tiện truyền thông xã hội, làm việc nhà, sẽ giúp tránh xảy ra tranh cãi giữa các con.

4. Khuyến khích con cái có sự hợp tác, chia sẻ, tôn trọng

Học cách khuyến khích sự hợp tác và chia sẻ giữa các con cái, ví dụ như tạo ra các hoạt động thực tế như cùng nhau nấu ăn và giúp đỡ lẫn nhau.

Cha mẹ cần tạo ra một môi trường an toàn, tôn trọng và yêu thương giữa các con. Việc khuyến khích sự thấu hiểu, lắng nghe và chia sẻ cảm xúc giữa các con sẽ giúp chúng hiểu nhau hơn và tránh xảy ra mâu thuẫn.

5. Cha mẹ không phân biệt đối xử

Cha mẹ cần tránh ưu ái và thiên vị giữa các con với nhau, đối xử công bằng với con cái sẽ giúp tránh xảy ra mâu thuẫn.

Cha mẹ cũng không nên phê bình hay trách móc các con khi chúng xảy ra mâu thuẫn mà hãy hướng dẫn các con cách giải quyết xung đột.

Đối với các bậc cha mẹ, việc cân bằng cuộc sống của 2 con thực sự không phải là việc dễ dàng. Quá trình này cũng thử thách rất nhiều sự kiên nhẫn và trí tuệ của cha mẹ. Vì vậy, chỉ có đồng hành cùng con lớn lên, nâng cao sự hiểu biết của mình, cha mẹ mới nuôi dạy con cái tốt hơn.

Theo Phụ nữ Việt Nam




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC