Người bị tăng tiết mồ hôi, đặc biệt ở vùng nách, thường mất nhiều thời gian để vệ sinh cá nhân. Đặc biệt, người hay bị đổ mồ hôi tay có xu hướng bị ảnh hưởng tâm lý.

1 Bat Tien Khi Nach Lien Tuc Do Mo Hoi Va Co Mui

Người bị tăng tiết mồ hôi ở tay có xu hướng tránh bắt tay với người khác. Ảnh: Emedihealth.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Doãn Tuấn, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội), tăng tiết mồ hôi nguyên phát là tình trạng tăng tiết mồ hôi quá mức so với mức điều nhiệt sinh lý của cơ thể. Các vị trí thường bị ảnh hưởng gồm nách, lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Bác sĩ Tuấn cho biết tăng tiết mồ hôi nguyên phát có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí. Trong đó, thông thường, người bệnh sẽ bị tăng mồ hôi ở nhiều vị trí. Cả nam và nữ đều có tỷ lệ mắc bệnh tương tự nhau.

Tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay thường khởi phát từ lúc nhỏ, khoảng 30-50% yếu tố gia đình liên quan tình trạng này. Trái lại, tăng tiết mồ hôi nách thường xuất hiện khi ở lứa tuổi thiếu niên hoặc muộn hơn. Đây là vị trí thường gặp nhất, sau đó là lòng bàn tay, lòng bàn chân, háng, mặt và các vị trí khác.

Tình trạng này tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân. Nó làm giảm chất lượng cuộc sống nói chung và cản trở hoạt động hàng ngày. Từ đó, người bệnh cảm thấy căng thẳng và lo lắng khi đổ mồ hôi.

Cụ thể, tăng tiết mồ hôi tay làm ướt giấy hay các vật dụng, người bệnh thường tránh bắt tay hay tham gia một số hoạt động xã hội nhất định. Trong khi đó, tăng tiết mồ hôi nách tạo ra vết bẩn và mùi trên quần áo, ảnh hưởng đến việc giao tiếp hàng ngày.

Sự suy giảm chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng tiết mồ hôi nách và bàn tay có thể so sánh với các bệnh khác như vảy nến, trứng cá đỏ, trứng cá, viêm da tiếp xúc hay ngứa.

Bên cạnh đó, các yếu tố làm tình trạng này trở nên trầm trọng thêm gồm căng thẳng, lo âu, nóng, ẩm và tập thể dục. Ăn cay, uống cà phê, rượu cũng có thể ảnh hưởng. Mọi người lưu ý các vùng da có hình xăm thường ít đổ mồ hôi hơn vùng da không có hình xăm.

Để làm giảm tình trạng tăng tiết mồ hôi cho bệnh nhân, bác sĩ Tuấn đưa ra các cách xử lý sau:

- Bôi dung dịch iốt lên vùng da bị tăng tiết mồ hôi.

- Sau 2-5 phút, khi dung dịch đã khô, bạn hãy rắc tinh bột ngô hoặc khoai tây lên.

- Khoảng một vài phút sau hoặc gần như ngay lập tức, vùng đổ mồ hôi sẽ làm đổi màu iốt sang màu đen hoặc xám.

Theo: ZING.VN




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC