Nguồn gốc virus SARS-CoV-2 đã là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận khi dịch COVID-19 tiếp tục gây thiệt hại cho các nền kinh tế trên thế giới và số người tử vong vì bệnh dịch này đã lên tới hàng trăm nghìn trường hợp.
Tháng 7/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cử các chuyên gia đến Trung Quốc để nghiên cứu vấn đề này sau khi một số quan chức Chính phủ Mỹ đưa ra suy đoán rằng, mầm bệnh đã lọt ra từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.
Việc truy tìm nguồn gốc virus là điều quan trọng trong giai đoạn đầu của đại dịch, qua đó cho phép giới chức y tế phân tách con người khỏi vật chủ mang mầm bệnh và ngăn chặn các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, những dòng virus khác tồn tại ở dơi có thể có khả năng lây sang người.
Nhóm nghiên cứu đã tái xây dựng sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2 bằng cách lần theo lịch sử tái tổ hợp của chúng. Họ kết luận rằng, tê tê có thể không phải là vật chủ của virus nhưng loài động vật này có vai trò trong việc bắt đầu dịch bằng cách lan truyền virus.
Theo VTV
CHIA SẺ: Sức khỏe
-
Triệu chứng của bệnh ung thư chết người, bạn có thể phát hiện khi đang ăn 21/08/2024
-
3 loại gia vị khiến Trung Quốc có tỷ lệ đột quỵ cao nhất thế giới, người Việt rất chuộng, nấu gì cũng phải dùng 06/02/2025
-
NÓNG: Cứ 40 giây có 1 người đi cấp cứu và 160.000 người tử vong mỗi năm vì căn bệnh này, bác sĩ chỉ ra cách phòng ngừa hiệu quả tới 80% 22/10/2024
-
Loại cá này chứa 'chất gây ung thư hàng đầu'! Bác sĩ cảnh báo: Dù thèm đến mấy cũng nên kiềm chế, coi chừng ung thư 11/06/2025