Dạy trẻ cách tiêu tiềnTrong mùa giáng sinh, nhiều trẻ em ở phương Tây đều mong muốn có nhiều tiền để mua những món đồ ưng ý. Nếu quà cho trẻ em là tiền mặt liệu có là cách tốt nhất cho trẻ em? Và liệu trẻ học được gì từ cách tiêu tiền của mình và bao nhiêu là đủ? Dưới đây là những lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh:

1. Khi nào trẻ hiểu tiền là do lao động?

Khi được 6 tuổi, trẻ hiểu được rằng người lớn phải làm việc để có tiền mua bán mọi thứ. Trước đây, chúng nhìn thấy người lớn trả tiền cho mọi thứ và nếu không có tiền chúng nghĩ rằng chỉ cần đến ngân hàng là sẽ có tiền.

2. Có nên cho trẻ em tiền tiêu vặt?

Có. Với cách này, trẻ có thể học được cách quản lý tiền bạc. Nên cho trẻ ít hơn so với nhu cầu của trẻ và lúc đó trẻ có thể nhận thức được sớm rằng: Nhu cầu luôn lớn hơn so với khả năng chi trả của chúng.

3. Cho trẻ bao nhiêu tiền là đủ?

Các phụ huynh có thể tham khảo khuyến nghị của Văn phòng phúc lợi thanh thiếu niên Đức. Ví dụ đối với một trẻ trên 10 tuổi thì mỗi tháng khoảng 13€/tháng. Cũng có thể ít hơn tại các vùng nông thôn nơi mà giá cả có thể thấp hơn.

4. Cho trẻ hàng tháng hay hàng tuần?

Nếu  trẻ học bậc tiểu học, có thể cho trẻ theo tuần. Nếu trẻ lớn hơn - từ 10 đến 11 tuổi trở lên có thể cho theo hàng tháng để trẻ học cách quản lý tiền, lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm.

5. Cho trẻ bằng tiền mặt hay lập tài khoản?

Khi trẻ lớn, có thể lập cho trẻ một tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Phụ huynh vẫn nên kiểm soát việc chi tiêu của trẻ và trẻ có thể học được các thông số từ báo cáo của ngân hàng.

6. Có thể cho trẻ nhiều tiền hơn nếu phụ huynh có điều kiện?

Không! Nếu phụ huynh có thu nhập tốt trái lại nên cho trẻ sử dụng đồ tại các cửa hàng bình dân ( ví dụ như H&M, ZARA...). Con bạn không nên sử dụng những thứ đắt tiền khi mà nó không có khả năng chi trả (tránh trường hợp sau này thu nhập khi lớn lên của con bạn không đủ để chi trả cho những sản phẩm đắt tiền).

7. Có nên cắt khoản tiêu vặt của trẻ như một hình phạt?

Không. Vì muốn trẻ học cách quản lý tiền bạc thì phải để trẻ có tiền trong túi. Tương tự, bạn cũng không nên tăng trợ cấp cho trẻ khi muốn khen thưởng con của bạn.

8. Trẻ phải tự chi trả những gì?

Một đứa trẻ phải tự chi trả những gì mà nó muốn ví dụ: kẹo, keo dính, truyện tranh. Nhu cầu của trẻ tăng lên theo tuổi. Đồ dùng học tập và quần áo thông thường cha mẹ nên mua cho trẻ. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể tạo một tài khoản riêng cho những nhu cầu này để trẻ quản lý.

9. Trẻ có phải giải thích những khoản chi tiêu của mình?

Phụ huynh không thể yêu cầu trẻ ghi chép những khoản chi của chúng vì như thế chúng sẽ mất vui. Nhưng với những món đồ mà trẻ mua phải đúng với giá trị và nhu cầu của chúng. Phản xa này giúp trẻ học được cách chi tiêu đúng với nhu cầu và khả năng chi trả của mình.

10. Phụ huynh có nên đồng ý cho trẻ có thể mua nhiều hơn khả năng chi trả?

Tuyệt đối không! Nếu trẻ muốn mua một món đồ quá mức chi mà bạn cho chúng, hãy yêu cầu trẻ tiết kiệm.

11. Cha mẹ có nên tiết lộ tình hình tài chinh của mình với trẻ?

Bạn nên nói với con bạn nhưng có sự kiềm chế. Bạn nên nói với trẻ những chi phí như tiền thuê nhà, tiền điện, thực phẩm,...Vì vậy, trẻ có được những ý niệm về khoản chi thực tế.

12. Có nên đưa tiền cho trẻ, ví dụ như dịp Giáng sinh?

Quà tặng tiền mặt là khách quan đối với phụ huynh, nhưng nếu con bạn nói rõ là mong muốn như vây, bạn nên tôn trọng ý muốn của trẻ. Bạn có thể nói với trẻ những gì chúng có thể mua và không được mua.

 dieu.pham-©tintucvietduc.de




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC