Đó là nhận định của ông Nguyễn Đắc Nghiệp – Người nhập cư duy nhất đắc cử Nghị viện Thành Phố Thale (CHLB Đức).

 

“Người Đức phải công nhận người Việt học giỏi, thông minh” - 0

Ông Nguyễn Đắc Nghiệp là người nhập cư duy nhất trong tổng số hơn 125.000 người nhập cư Việt Nam tại Đức đắc cử Nghị viện Thành phố Thale (CHLB Đức).

Ông Nghiệp còn là Tổng giám đốc điều hành một công ty lớn.

Song, nỗi niềm mang nền giáo dục nước Đức hòa nhập tại Việt Nam trong ông chưa bao giờ dứt.

Ông Nguyễn Đắc Nghiệp: “Nhiều con em người Việt tại Đức học rất giỏi, đạt điểm cao nhất trường dù bố mẹ các cháu không được học hành nhiều".

Cũng theo ông Nghiệp: Thậm chí ngôn ngữ tiếng Đức của nhiều du học sinh chưa đạt giỏi. Nhưng quan trọng vẫn là do môi trường, phương pháp giáo dục của nước Đức khiến các cháu không phải học theo phương pháp nhồi nhét”.

Ông đánh giá như thế nào về năng lực học tập của các học sinh, du học sinh đang theo học tại Đức?

Tất cả những học sinh, du học sinh và cả những người Đức gốc Việt thế hệ thứ 2, thứ 3 hiện đang theo học và sinh sống ở Đức, đều được những người bản địa nơi đây đánh giá rất cao về năng lực học tập cũng như sự thông minh nhạy bén.

“Người Đức phải công nhận người Việt học giỏi, thông minh” - 1"Nhiều con em người Việt tại Đức học rất giỏi, đạt điểm cao nhất trường dù bố mẹ các cháu không được học hành nhiều". 

Có một thực tế là nền giáo dục nước Đức khiến học sinh nơi đây không phải học theo kiểu “nhồi nhét”.

Bố mẹ đều cố gắng đầu tư cho các cháu học hành đến nơi đến chốn.

Nhưng tất cả đều nhờ nhà trường, trong quá trình học phổ thông không hề bị áp lực, bị nhồi nhét. Và khi vào đại học chỉ là trau dồi thêm và nâng cấp tầng kiến thức.

Ngoài ra, để trau dồi vốn tiếng Việt và giữ gìn bản sắc gốc Việt đối với thế hệ thứ 2, thứ 3, Nhà nước đã hỗ trợ bằng cách làm ra những bộ sách, giáo án bao gồm 2 đến 3 thứ tiếng và tổ chức các lớp học tiếng Việt vào Thứ 7, Chủ nhật hàng tuần.

Ông suy nghĩ như thế nào trước thực trạng “chảy máu chất xám” ở Việt Nam hiện nay?

Hiện nay, có 2 luồng ý kiến dư luận về tình trạng du học sinh không trở về nước sau khi kết thúc chương trình học. Đặc biệt là tình trạng “chảy máu chất xám”.

Theo ý kiến chủ quan của tôi, cũng là theo chia sẻ từ một số du học sinh, việc họ không muốn trở về một phần họ nhìn thấy ở Việt Nam không có cơ hội phát triển bản thân.

Thực tế, tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp sinh viên sang Đức học và họ khát khao được ở lại. 

Trước đây có quy định phải trở về nước sau khi học xong nhưng nhiều sinh viên đã cố tình ở lại. Thậm chí họ xoay sở bằng mọi cách để hợp pháp hóa để trở thành công dân nước Đức.

Trong số đó, những người giỏi thật sự theo học ở các trường đại học đều được các công ty lớn đến xin đề nghị ký hợp đồng mời ở lại.

 Bởi hiện nay, dân số nước Đức giảm sút, cần nhiều số lượng trí thức có tài năng, kể cả những người nước ngoài.

Giờ ở Đức thì dân số giảm sút, cần nhiều trí thức, tài năng, kể cả người nước ngoài để xây dựng.

Nước Đức động viên sinh viên tốt nghiệp ở Đức. 

Họ cho ở Đức 1 năm tìm việc làm. Để làm được điều đó, những công ty, cơ quan tuyển dụng ở Đức trước khi ký hợp đồng đều cho ở lại thử thách năng lực từ 3 đến 5 năm.

Nhưng những người ở lại nước ngoài không phải là “chảy máu chất xám”. 

Người Việt học xong mà được làm ở công ty lớn, môi trường mới có nền khoa học công nghệ tiên tiến sẽ học được nhiều kiến thức mà ở trường lớp, bài vở không có.

Như vậy, không sợ việc “chảy máu chất xám” ở các du học sinh.  

Người Việt mà có tình cảm với quê hương, thì chắc chắn sau này sẽ hướng về quê hương, nghĩ về cội nguồn, vẫn có thể quay trở về quê hương đóng góp khi đã thành đạt. Còn việc, quyết định ở lại hay về nước là tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người.

Ông mong muốn điều gì trong lần trở về Việt Nam này?

 Nhiều du học sinh người Việt học ngoại ngữ tại Việt Nam để chuẩn bị hành trình du học. 

Nhưng khi sang nước ngoài, họ mới biết rằng việc nghe, nói là rất kém, phát âm không chuẩn khiến người nước ngoài không hiểu được.

 Họ cần phải có cách học khác đi, đặc biệt là phải học thực tế hơn.

Nên trong chuyến trở về lần này, tôi mong muốn có thể liên kết các trường danh tiếng để nhiều đối tượng học sinh theo học; Hỗ trợ và đào tạo thật nghiêm túc về ngoại ngữ thông qua Hệ thống giáo dục Sapa Thela sẽ có một chi nhánh tại Việt Nam.

Thông qua Hệ thống giáo dục Sapa Thela, tôi mong muốn tất cả những học viên tại Việt Nam đều được tiếp nhận một nền giáo dục có nền tảng lâu đời từ Đức, liên kết với các trường đại học danh tiếng trên thế giới để thực hành, va chạm thực tế và đào tạo thuận tiện hơn.

Tôi cũng có nhiều điều kiện trở về nước, đóng gớp cho Việt Nam nhiều hơn, nhằm đóng góp quan hệ Việt – Đức và 2 thành phố thông qua Hệ thống giáo dục Sapa Thela trong khả năng của mình, với tư cách là một chính trị gia.

Nguồn: Loan Bảo
Pháp Luật Plus.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC