Tha hương là tia hi vọng cuối cùngRời khỏi quê hương là mong muốn của nhiều người Việt, một người Đức có gia đình ở Việt Nam. Lí do nằm ở thu nhập thấp, chi phí học tập cao và mất mùa.
 

 Trong quá khứ, nền kinh tế Việt Nam đã có thời kì bùng nổ, mà kết quả là thu nhập của các doanh nhân và chính trị gia tăng lên một cách rõ rệt. Họ đầu tư mạnh vào bất động sản, mua sắm ô-tô và nhiều vật phẩm đắt tiền, sang trọng khác. Không chỉ các công ty nhập khẩu mà cả các nhà sản xuất trong nước cũng đều thu được lợi nhuận cao.

Tiếc là kỷ nguyên vàng ấy đã qua. Hiện tại, không chỉ có cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước phía Tây mà cả nước láng giềng Trung Quốc đầy uy lực cũng đang tạo sức ép lên sự phát triển của Việt Nam. Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vì khu vực này được phỏng đoán có nguồn dầu khí lớn. Hiện tại, Việt Nam đang trong tình trạng phải nhập khẩu dầu khí với giá cao, đồng thời các nước Tây Âu cũng giảm lượng đặt hàng sản xuất tại Việt Nam trong khi nhà nước thì lại đang dành mọi ưu tiên cho chính sách quốc phòng.

Những vấn đề này đang đem lại một số hệ quả cho nền chính trị Việt Nam: Tranh giành quyền lực nội bộ trong đảng ủy trong khi người dân không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía nhà nước. Để giảm chi phí và tăng thêm thu nhập, nhà nước đã hạ lương giáo viên và tăng học phí của học sinh, sinh viên. Đáng buồn hơn nữa là tồn tại sự thiếu thốn vốn đầu tư, nhất là đối với hệ thống thủy lợi của những cánh đồng trồng lúa nước ở miền Bắc và miền Trung đất nước. Nhiều giả thuyết cho rằng, việc trồng lúa ở những vùng này sẽ sớm được thay bằng sản xuất công nghiệp.

Dựa vào đó, có thể thấy rằng có hai thảm họa đang rình rập Việt Nam. Thứ nhất là sự gia tăng nạn mù chữ. Nó xuất phát từ việc tăng học phí và bên cạnh đó là việc giảm lương công nhân viên chức nhà nước với lý do mức tiêu thụ hàng hóa thấp. Lương của công nhân nhà máy cũng bị giảm xuống còn có 2 triệu đồng một tháng. Sau khi sự “đổi mới“ này được đưa vào áp dụng, số học sinh đến trường đã giảm, đơn giản vì phụ huynh với mức lương quá thấp không thể chi trả được học phí cho con em mình.

Thảm họa thứ hai bắt nguồn từ việc sao nhãng hệ thống thủy lợi ở một số khu vực trồng lúa non. Trong năm 2013, sắp tới nhân dân Việt Nam sẽ phải đương đầu với sự mất mùa. Ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam còn có thể xuất hiện cả nạn đói. Có rất nhiều nhà phê bình đã phản đối chính sách này, song, cũng chính vì lý do đó mà nhiều người trong số họ đã phải ngồi tù hoặc bị tấn công. Đối với thế hệ trẻ hiện nay mà nói, ai có điều kiện, người ấy sẽ cố gắng bằng mọi cách ra nước ngoài sinh sống.

Theo zeit/Vietinfo.




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC