Có thể miêu tả ngắn gọn về cuộc đời nữ minh tinh màn bạc này bằng 2 chữ ngắn gọn: Lạ thường!

Nhắc đến những ngôi sao điện ảnh Hollywood thế kỷ 20, không thể không nhắc đến những cái tên đình đám sáng chói lóa như Marilyn Monroe, Audrey Hepburn, Elizabeth Taylor, Vivien Leigh… nhưng cũng không thể bỏ qua Hedy Lamarr, nữ diễn viên được mệnh danh là "Người đàn bà đẹp nhất thế giới". 

Hedy không chỉ đẹp ở vẻ bề ngoài mà cô còn sở hữu một trí tuệ siêu phàm khiến bất kỳ cánh mày râu nào cũng phải kiêng nể. Ít ai biết rằng cô chính là một nhà phát minh tài năng, người tiên phong trong việc phát minh ra công nghệ wifi đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta hiện nay và cả thế hệ con cháu mai sau.

Nữ minh tinh đầu tiên khỏa thân trên màn ảnh

Hedy Lamarr tên thật là Hedwig Eva Maria Kiesler, sinh ngày 9/11/1914 ở Vienna (Áo) trong một gia đình tư sản. Mẹ cô là nghệ sĩ dương cầm người Budapest gốc Do Thái, Gertrud "Trude" Kiesler, thuộc tầng lớp tư sản cấp cao. Cha cô là Emil Kiesler, ông chủ ngân hàng sinh ra ở Lemberg. Nhờ thừa hưởng vẻ đẹp lai Áo - Hung gốc Do Thái vô cùng đặc biệt từ cha mẹ mình, Hedy sinh ra đã sở hữu nét đẹp chim sa cá lặn, cộng thêm cả trí thông minh vượt bậc. Nên có thể nói, Hedy sinh đã ở "vạch đích" có trong tay tất cả mọi thứ.

1 Cuoc Doi Nguoi Phu Nu Dau Tien Dam Khoa Than Tren Man Anh Minh Tinh Dep Gioi Khong Ai Sanh Bang Qua 6 Lan Do Nhung Van Co Doc

Tuy nhiên, không vì thế mà Hedy bỏ mặc cho số phận định đoạt, cô vẫn luôn cố gắng nỗ lực để đạt được ước mơ. Chạm ngưỡng 17 tuổi, Hedy đã có vai diễn đầu tiên trong bộ phim "Gold on the Street". Tuy nhiên, dù sở hữu nhan sắc hơn người nhưng cả 3 bộ phim có sự góp mặt của bà vẫn chưa gây được tiếng vang lớn. Chỉ đến khi sẵn sàng trút hết xiêm y trong bộ phim "Ecstasy" (năm 1933) của đạo diễn Gustav Machaty, Hedy mới thực sự khiến cả thế giới choáng váng.

Năm ấy, Hedy mới 19 tuổi. Cô vào vai một người phụ nữ trẻ tuổi xinh đẹp tên Eva. Vì không tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống với lão chồng già nên Eva đã ngoại tình. Bộ phim có cảnh nữ chính Eva cởi hết quần áo nhảy xuống tắm dưới hồ nước, nhưng con ngựa của cô bất ngờ chạy đi và mang theo cả quần áo của cô vắt trên yên ngựa. Eva liền khỏa thân chạy theo con ngựa. So với các cảnh nóng trong phim hiện đại thì cảnh tượng đó chẳng "thấm" vào đâu nhưng tại thời điểm bấy giờ, đó là cảnh gây tranh cãi gay gắt vì trước đó chưa từng có tiền lệ phụ nữ xuất hiện khỏa thân công khai trên màn ảnh như vậy.

Tiếp sau đó, Hedy lại có thêm cảnh sex gây tranh cãi cũng trong phim Ecstasy. Nói là cảnh sex nhưng nó hoàn toàn không có gì ngoài... gương mặt của cô gái khi cô thực hiện cảnh nóng với bạn diễn. Cảnh quay cận mặt Hedy trong phim gây tranh cãi bởi đây cũng là một bộ phim đầu tiên không phải phim khiêu dâm nhưng lại miêu tả cảnh quan hệ tình dục và cảnh lên đỉnh của phụ nữ.

Ở thời điểm năm 1933, vì cảnh quay này, bộ phim đã có một hành trình đầy gian nan để đến với các rạp chiếu trên thế giới. Phim phát hành ở Tiệp Khắc (cũ) tháng 1 năm 1933 và đến Áo vào tháng 2, nhưng do gặp vấn đề về kiểm duyệt nên các rạp chiếu phim Đức đã không cho chiếu bộ phim này mãi đến tháng 1 năm 1935.

Tại Mỹ, Ecstasy bị cấm cửa mãi đến cuối năm 1940, và khi ra rạp, nó cũng chỉ được chiếu hạn chế trong một số bang, với những cảnh quay được cắt gọt sạch sẽ.

Từng có lần cô phải thừa nhận: "Tôi là ngôi sao nổi bật và đắt giá nhất ở Hollywood nhưng tôi cũng là một người... khó chơi". Một số nhà phê bình thì lại cho rằng, Hedy Lamarr chẳng có tài cán gì ngoài nhan sắc tuyệt mỹ và cái tài dám phơi mình trên màn ảnh.

2 Cuoc Doi Nguoi Phu Nu Dau Tien Dam Khoa Than Tren Man Anh Minh Tinh Dep Gioi Khong Ai Sanh Bang Qua 6 Lan Do Nhung Van Co Doc

Trí tuệ thiên tài ẩn bên trong hình hài một nữ diễn viên

"Tôi nghĩ là trí thông minh thú vị hơn bề ngoài", đó là câu nói của Hedy nói về khát khao làm khoa học. Theo lẽ thường, những nữ diễn viên nổi tiếng thường chỉ tập trung chăm chút nhan sắc, rèn luyện kỹ năng diễn xuất để phát triển sự nghiệp thì Hedy lại có mối bận tâm lớn hơn, đó là nghiên cứu khoa học. Chính điểm này khiến cô trở nên khác biệt hoàn toàn với những bóng hồng khác.

"Tôi không cố tìm ý tưởng. Chúng cứ tự nhiên đến", Lamarr chia sẻ. Nữ diễn viên từng thử cải thiện hệ thống đèn giao thông và chế ra viên sủi biến nước thành nước có ga. Thời điểm đó, không có nhiều người biết đến tài sáng chế của Hedy, chỉ có ông trùm hàng không Howard Hughes là để ý đến cô. Dựa trên hình ảnh những loài chim, cá nhanh nhất có thể tìm được, Hedy đã hỗ trợ Hughes cải tiến thiết kế máy bay để tăng tốc độ.

3 Cuoc Doi Nguoi Phu Nu Dau Tien Dam Khoa Than Tren Man Anh Minh Tinh Dep Gioi Khong Ai Sanh Bang Qua 6 Lan Do Nhung Van Co Doc

Hedy từng làm việc với một cộng sự - một nhà soạn nhạc lập dị tên là George Antheil. Cặp đôi chủ yếu làm việc sau những cánh cửa đóng kín, và vì cuốn tự truyện mà Hedy viết không đề cập nhiều đến công việc sáng chế nên khía cạnh này gần như không được tiếp cận nhiều. Nhà phát minh Carmelo “Nino” Amarena miêu tả cuộc nói chuyện với Hedy vào năm 1997 rằng: “Chúng tôi nói chuyện như 2 kỹ sư trong một dự án nóng bỏng. Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình đang nói chuyện với một ngôi sao điện ảnh, mà là với một nhà phát minh tuyệt vời".

Thời chiến tranh Thế giới II, Hedy hiểu rằng ngư lôi mà binh sĩ sử dụng trong các cuộc chiến được điều khiển bằng sóng vô tuyến dù là công nghệ tân tiến nhưng rất dễ bị gây nhiễu. Cô nảy ra ý tưởng về hệ thống nhảy tần có khả năng thay đổi tín hiệu sóng vô tuyến truyền đến ngư lôi, tránh việc bị nhiễu và dễ theo dõi.

4 Cuoc Doi Nguoi Phu Nu Dau Tien Dam Khoa Than Tren Man Anh Minh Tinh Dep Gioi Khong Ai Sanh Bang Qua 6 Lan Do Nhung Van Co Doc5 Cuoc Doi Nguoi Phu Nu Dau Tien Dam Khoa Than Tren Man Anh Minh Tinh Dep Gioi Khong Ai Sanh Bang Qua 6 Lan Do Nhung Van Co Doc

Mùa hè năm 1940, Hedy liên hệ với nhà soạn nhạc George Antheil. Cả hai bắt đầu phát triển "hệ thống thông tin bí mật".

Dựa trên cơ chế đàn pianola (loại dương cầm tự chơi), Hedy và Antheil chế tạo thành công hệ thống nhảy tần và được cấp bằng sáng chế năm 1942.

Tuy nhiên, phải mất một thời gian sau quân đội mới nhận ra tính hữu ích trong phát minh của bà và Antheil. Sau chiến tranh, vào năm 1957, các kỹ sư ở bộ phận Hệ thống điện tử Sylvania đã áp dụng nó để phát đi tín hiệu thông báo về vị trí của các tàu ngầm đối phương. Năm 1998, hơn 50 năm sau khi phát minh được ra đời, vào năm 1997, cô và Antheil được vinh danh với giải thưởng của Hiệp hội Điện tử (Electronic Frontier Foundation). Vì bằng sáng chế đã hết hạn trước khi được đem ra sử dụng rộng rãi, Lamarr không bao giờ được hưởng lợi từ ý tưởng của mình nhưng cô vẫn được xem là người đi tiên phong trong phát minh công nghệ wifi.

Năm 2017, đạo diễn Alexandra Dean đã cho ra mắt bộ phim tài liệu "Bombshell: The Hedy Lamarr Story" để kể về cuộc đời của Hedy Lamarr trong đó nhấn mạnh đến những đóng góp lớn của bà, làm nổi bật hình ảnh mà người ta ít biết về Hedy với tư cách một nhà phát minh tài năng.

Lận đận 6 lần đò

Sự nghiệp dù thành công nhưng vẫn mang nhiều tai tiếng, công việc sáng chế đạt thành tựu lớn nhưng đến lúc chết vẫn chưa được công nhận, điều đáng buồn với Hedy không chỉ có thế. 

Năm 1934, ở tuổi 19, Hedy kết hôn với một nhà sản xuất vũ khí độc đoán. Cuộc sống sung túc giàu có nhưng Hedy luôn cảm thấy cô đơn và bị kìm kẹp, cô đã cải trang thành một người hầu, lao xe đạp ra khỏi nhà trong đêm để thoát khỏi gông cùm ấy.

Cuộc đời Hedy rẽ sang một hướng khác khi bà gặp nam tài tử Clark Gable sau lần họ cùng nhau đóng bộ phim "Boom Town". Cặp đôi trai tài gái sắc thường xuyên sát cánh bên nhau tại những khu ăn chơi có tiếng của Hollywood. Thời điểm đó, Hedy từng khẳng định một cách đầy tự tin: "Clark yêu tôi và tôi cũng rất yêu Clark. Chúng tôi sinh ra là để ở bên nhau".

Thế rồi, gió đảo chiều khi Clark Gable gặp Carole Lombard. Hedy bị "đá văng" đi nhanh đến mức cô chưa kịp tỉnh mộng và bị sốc tuyên bố không cần đàn ông trong cuộc đời mình nữa.

Lời nói gió bay, thời gian sau đó thiên hạ lại được nhìn thấy đám cưới của Hedy với nhà văn Gene Markey. 

Một vụ tai nạn bất ngờ ập đến khiến vợ của Clark qua đời. Tình cũ không rủ cũng đến, Hedy nối lại duyên xưa với chàng, bỏ mặc người chồng nhà văn. Nhưng duyên này cũng chẳng được bao lâu vì bản tính trăng hoa, có mới nới cũ của Clark. Anh ta lại cặp với Virgina Grey, một nữ diễn viên trẻ trung và "bốc lửa" gấp bội phần Hedy.

Sau đó, Hedy không trở về bên nhà văn Gene mà kết duyên với diễn viên người Anh John Loder. Cả hai cùng nổi tiếng nên họ được xem là một cặp vợ chồng khá "xứng đôi vừa lứa". Họ có với nhau hai mặt con, một trai, một gái. Ngoài ra, họ còn nhận thêm một đứa con nuôi. Những tưởng đây sẽ là bến đỗ bình yên cuối cùng của Hedy nhưng sau đó cô lại "ngã" vào lòng một chủ hộp đêm ở Mexico tên gọi Ernest Stauffer, mà cũng chẳng được bao lâu lại chia đôi con đường. 

Người chồng thứ 5 của Hedy là ông vua dầu lửa Howard Lee. Lúc này, cô sẵn sàng rời bỏ Hollywood để về sống như một bà hoàng trong dinh thự ở Houston nhưng cuộc sống giàu sang, lụa là gấm vóc không khiến Hedy được thỏa mãn. Cô lại ly hôn. Quay trở về Hollywood nối lại duyên xưa với Clark Gable. Cô từng chia sẻ: "Đời tôi, tôi đã quyến rũ được nhiều đàn ông. Thế nhưng, người mà trái tim tôi đã dâng hiến trọn vẹn vẫn là Clark Gable".

Năm 1963, sau khi Clark Gable qua đời, Hedy kết hôn với Lewis Bowles, đây là người chồng thứ 6 và cũng là người chồng cuối cùng trong cuộc đời nữ minh tinh. Cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài 2 năm, sau đó, Hedy rơi vào hoàn cảnh khốn cùng khi liên tục phải đi ăn trộm rồi bị phát hiện, bị kiện cáo. 

Những năm cuối đời, bà sống xa lánh xã hội nhưng vẫn tiếp tục sáng chế. Ngày 19/1/2000, Lamarr qua đời ở Casselberry, Florida (Mỹ), thọ 85 tuổi.

Theo đúng nguyện vọng của mẹ, con trai Lamarr là Anthony Loder đã mang tro cốt bà về Áo, rải trong những cánh rừng ở dãy núi Wienerwald. "Mẹ muốn được nhớ đến như một người đóng góp cho sự thịnh vượng của nhân loại", Loder nói.

Theo Pháp luật và bạn đọc




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC