Mới đây, các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu khí quyển và nước quốc gia New Zealand (NIWA) dùng vòi nước nóng xuyên thủng thềm băng Ross - thềm băng lớn nhất Nam Cực và phát hiện thấy một dòng sông bí ẩn nằm dưới lớp băng. Đó là dòng sông dài khoảng 10,5km, rộng hơn 274m và sâu 244m.
Craig Stevens, một nhà hải dương học của NIWA cho biết: "Hãy tưởng tượng nơi này giống cảng Sydney nhưng ở dưới 600m băng. Đó là nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu tới, hoàn toàn chìm trong bóng đen và cực kỳ lạnh".
Dĩ nhiên một nơi như vậy không hề lý tưởng cho các loài sinh vật sinh sống. Nhưng sau khi thả thiết bị ghi hình xuống dưới, nhóm chuyên gia sững sờ khi thấy dòng sông này chứa đầy các sinh vật nhỏ. Đó là loài giáp xác giống tôm, bơi tán loạn khi thấy ánh sáng phát ra từ đèn camera.
"Khi thấy những sinh vật này chứng tỏ có hệ sinh thái quan trọng diễn ra tại đó. Thứ gì cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng. Đó là điều chúng tôi đang tò mò", nhà hải dương học bổ sung thêm.
Đến nay, thế giới bên dưới Nam Cực vẫn là điều bí ẩn. Việc tiếp cận dòng sông dưới băng là điều rất khó khăn. Các chuyên gia phải đương đầu với thời tiết khắc nghiệt, làm tan chảy lớp băng dày mới đưa được hệ thống camera quan sát xuống dưới. Đó là lý do tại sao con tàu nổi tiếng Endurance của nhà thám hiểm Ernest Shackleton đã mất tích ở Nam Cực suốt hơn một thế kỷ không tìm thấy.
Bên dưới lớp băng dày là dòng sông dài 10,5km không có ánh sáng tự nhiên chiếu tới (Ảnh: CNet).
"Để tiếp cận thế giới bên dưới lớp băng dày gặp vô vàn khó khăn. Nhưng một khi bạn vượt qua được rào cản ghê gớm đó, những thứ nhận được rất đáng giá", một thành viên trong nhóm khẳng định.
Trước đó vào năm 2021, nhóm nghiên cứu thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh đã phát hiện những sinh vật sống bất thường ở độ sâu hơn 1.200m. Chúng được mô tả giống như dạng "bọt biển", bám lấy tảng đá ở độ sâu của vực thẳm. Đây là khám phá được đánh giá gây bất ngờ khi tìm thấy những sinh vật sống sót tại vùng nước nghèo dinh dưỡng như vậy.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu dự định sẽ phân tích mẫu nước để kiểm tra nguồn dinh dưỡng. Điều này giúp họ hiểu được sinh vật sống và phát triển ra sao tại nơi cách xa nguồn ánh sáng tự nhiên đến thế mà vẫn tồn tại.
Nguồn: Báo điện tử Dân trí
ĐỜI SỐNG: Nhịp sống trẻ
-
Con làm phép tính ‘1 + 5 + 5 = 11’ bị cô giáo gạch đỏ, bố tưởng cô chấm nhầm, gọi điện hỏi và cái kết ‘bức xúc’ 20/09/2024
-
Mạng xã hội và nỗi lo về một thế hệ 'cúi đầu' vì smartphone 18/06/2024
-
Cái kết buồn của cặp song sinh thất lạc khi mới sinh và đoàn tụ sau 30 năm 25/10/2024
-
Câu chuyện hút hàng ngàn bình luận lúc này: Con đỗ Đại học Y Hà Nội, mẹ cấm nhập học, lý do khiến ai nấy khó xử 25/08/2024
ĐỜI SỐNG: Khám phá
-
Những biện pháp tự nhiên có thể làm sạch phổi 10/04/2025
-
Hiểu lầm tai hại khi dùng kem chống nắng 02/05/2025
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn thiếu ngủ trầm trọng 03/05/2025
-
'Nước kẹo' ngâm giá đỗ có hại đến sức khỏe thế nào? 19/04/2025