Gần 30 ngày sau khi cá chết, hầu như không có động thái nào thực sự có ý nghĩa của chính quyền để điều tra thủ phạm, cảnh báo người dân về hiểm hoạ và cứu trợ những người bị ảnh hưởng.

Một ngày sau khi hơn 3000 người xuống đường tuần hành ở Sài Gòn, 2000 ở Hà Nội và nhiều nhóm người khác tại nhiều thành phố khắp cả nước.

Sự phản kháng trong ôn hòa và Sự thay đổi xã hội - 0

Trước Nhà Hát Lớn tại Hà Nội

Sự phản kháng trong ôn hòa và Sự thay đổi xã hội - 1

Sự phản kháng trong ôn hòa và Sự thay đổi xã hội - 2

Trước Chợ Bến Thành tại TP Hồ Chí Minh

Hôm 01/5, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc trong một cuộc họp đặc biệt của Chính phủ về vụ 'thảm họa môi trường' theo chính lời của ông, đã đề nghị các bộ ngành Việt Nam tìm nguyên nhân gây thảm họa 'tới cùng', thậm chí ông cũng yêu cầu Bộ Công an điều tra để tìm thủ phạm.

Nhưng đồng thời, Thủ tướng Việt Nam cũng được truyền thông nhà nước trích thuật nói là hoan nghênh các động thái 'tắm biển' và 'ăn cá' tại một số vùng biển thuộc duyên hải Việt Nam bị ảnh hưởng trong vụ 'cá chết hàng loạt' vừa qua.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo một loạt biện pháp khẩn cấp:

  1. Triển khai hệ thống quan trắc tự động giám sát nguồn thải của Formosa.
  2. Cứu trợ khẩn cấp người dân trong các vùng bị ảnh hưởng.

Dù rằng đây chỉ là những động thái bước đầu và còn xa mới đáp ứng được đòi hỏi của xã hội về việc kiểm soát minh bạch nguồn xả thải của Formosa, ngăn ngừa thảm họa tái diễn trong tương lai và trừng phạt đích đáng thủ phạm.

Tuy nhiên, đây chính là điều mà những người đã đổ mồ hôi và thậm chí cả máu ngày hôm qua đã đạt được, dù mới chỉ một phần.

Chẳng có điều gì tự đến, đặc biệt là công lý. Hãy tin là sự thức tỉnh của mỗi người không bao giờ vô ích.

KTS. Phạm Xuân Hào - TINTUCVIETDUC.DE




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC