Câu hỏi:

Hiện nay mẹ tôi đang sống tại Essen- Germany, mẹ đã lấy chồng người Đức được hơn 10 năm rồi nhưng chưa đổi hộ chiếu Đức. 

ho-chieu-500

Tôi là con gái của mẹ hiện sống tại Việt Nam, tôi đã có con và đã ly dị, tôi 35 tuổi, 2 con trai tôi 15 và 13.

Chồng của mẹ người Đức đã mất, hiện bây giờ tòa án đang xét, mẹ tôi sẽ được hưởng nửa ngôi nhà, mẹ tôi muốn tiếp tục sống ngôi nhà đó, ý nguyện muốn thanh toán thêm 50% tiền trả cho con cũ của chồng để hưởng cả  phần ngôi nhà.

Xin cho tôi biết:

1. Làm cách nào để tôi có thể đi lại dễ dàng sang Đức, nếu là làm thư mời thì rất phức tạp cho mẹ tôi mỗi lần tôi muốn sang. Giả sử mẹ tôi nằm viện thì sao mà có thể đi lên Sở Ngoại kiều làm thư mời cho tôi được, hoặc mẹ tôi mất thì sao tôi có thể sang găp được mẹ và nhà cửa lúc đó ra sao. Vậy có thể có những cách nào khác không ạ?

2. Có thể cho con tôi nhận làm con nuôi để cháu có thể sang đoàn tụ

Xin chân thành cảm ơn! 

Trả lời:

Tôi xin trả lời hai câu hỏi của chị Christina như sau:

1. Hiện nay Đại sứ quán Đức chỉ cấp Visa dưới 90 ngày trong một năm để sang thăm thân nhân. Visa này có thể được cấp theo hình thức là sang Đức một lần ba tháng liên tục hoặc sang nhiều lần một năm nhưng tổng thời gian ở Đức không quá ba tháng.

Trong những trường hợp đặc biệt (chẳng hạn như ốm đau nặng) thì có thể xin kéo dài thời hạn Visa đến 180 ngày. Đơn xin kéo dài Visa phải đặt ở Đức, ở sở ngoại kiều trực thuộc, sau khi đã nhập cảnh.

Nếu chị Christina muốn đi lại nhiều lần mà không phải xin Visa thì chỉ qua con đường xin sang đoàn tụ với mẹ theo điều 36 phần 2 luật cư trú Đức. Nhưng vì chị đã có cháu nên thủ tục xin rất khó khăn.

2. Mẹ của chị Christian có thể nhận hai cháu ngoại làm con nuôi theo thủ tục pháp lý của Việt Nam, vì các cháu bây giờ đang sống ở Việt nam, Theo Luật nuôi con nuôi ngày 17.6.2010 và nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi ngày 21.03.2011.

Nhưng sau khi làm thủ tục nhận con nuôi xong, thủ tuc xin sang đoàn tụ với "mẹ nuôi" cũng khó khăn, nếu bố đẻ của các cháu vẫn đang sống ở Việt Nam bởi vì anh ấy vẫn có quyền quyết định mọi việc về hai cháu.

Tôi hy vọng đã trả lời được câu hỏi của chị Christina và hẹn gặp lại.

Tham khảo thêm

1. Thủ tục nhận con nuôi tại Việt Nam

2. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi gồm những giấy tờ gì?

3. Thủ tục đón con sang đoàn tụ ở Đức

Nguyễn Thị Hương Chi
Theo HOILUATSU.NET




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC