Câu hỏi: Chúng tôi có quán ăn nhanh (Imbiss) khi những người dịch tế đến kiểm tra vì mất vệ sinh bị phạt vi cảnh 53,77€. Phải đóng cửa dọn vệ sinh, đang dọn vệ sinh thì họ đến kiểm tra và tiếp tục phạt Zwanggeld là 500,00€. Có luật phạt đến mức độ đến 500 € không?

1

Theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thì tất cả nhà hàng, Imbiss... liên quan đến thực phẩm, chế biến thực phẩm để bán cho khách hàng đều phải đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và nhân viên sở vệ sinh dịch tế có quyền kiểm tra bất cứ khi nào mà không cần thông báo trước.

Khi các cơ sở trên vi phạm những quy chế về vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ bị phạt cảnh cáo từ 5 đến 55 € (§ 56 Abs. 1 OWiG).

Và được yêu cầu phải dọn dẹp, làm vệ sinh theo các hạng mục mà nhân viên sở vệ sinh đề ra trong một thời gian nhất định.

Nếu trong khoảng thời gian đó mà các nhà hàng, cơ sở trên không thực hiện thì sở vệ sinh có quyền phạt bổ xung gọi là Zwangsgeld có thể lên đến 25.000,00 € (§ 11 VwVG).

Như vậy trong trường hợp câu hỏi của anh/chị có thể xảy ra khả năng thứ hai, là không thực hiện các yêu cầu của sơ vệ sinh trong thời gian họ cho phép hoặc là họ yêu cầu phải đóng cửa để dọn dẹp làm vệ sinh nhưng anh/chị vừa bán hàng vừa làm vệ sinh, như vậy cũng vẫn là vi phạm.


Theo quy định của pháp luật, khi có người bị ngộ độc thức ăn và phải nhập viện, thì tùy vào mức độ bác sỹ và bệnh viện phải có trách nhiệm thông báo với sở y tế (Gesundheitsamt), § 6 Abs. 1 Nr. 2 IfSG để họ đến điều tra.

Trong những trường hợp như trên thì những người phải chịu trách nhiệm có thể là:

1. Đầu bếp trưởng

Khi đầu bếp trưởng được ủy quyền và được giao toàn bộ quyền quản lý thay chủ, thì sẽ phải chịu phạt khi phạm sai lầm trong quá trình quản lý (§§ 130 Abs. 1, 9 Abs. 2 OWiG).

Những điều sau thuộc trách nhiệm của người quản lý:

  • chọn người làm phù hợp về khía cạnh chuyên môn và con người
  • tổ chức, hệ thống và chia công việc rõ ràng
  • chỉ bảo, giáo huấn và hưỡng dẫn người làm
  • quan sát người làm và can thiệp khi thấy họ phạm sai lầm
  • áp dụng các hình thức cảnh cáo và phạt đối với các sai phạm


2. Chủ quán

Chủ quán cũng sẽ bị phạt nếu là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức công việc tại quán ăn (§ 130 OWiG).

Một trong những "lỗi" mà người chủ quán có thể mắc phải là tiết kiệm không thuê đủ người làm để đáp ứng những yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc không hướng dẫn hoặc tạo điều kiện cho người làm bổ túc kiến thức trong vấn đề vệ sinh chế biến.

Mức phạt cao nhất trong trường hợp này là 1 triệu Euro.

Khi bị phạt trên 200,00 Euro, vụ việc sẽ được thông báo cho Gewerbezentralregister, nơi tập hợp các quyết định hành chính liên quan đến việc hành nghề của chủ quán.

Nếu vi phạm nhiều lần, chủ quán có thể bị tước giấy phép kinh doanh, hoặc sẽ gặp khó khăn khi muốn mở thêm quán ăn.


Nếu quán ăn là một doanh nghiệp (GmbH)?

Một doanh nghiệp sẽ không bị truy tố hình sự vì luật pháp Đức chỉ áp dụng bộ Luật hình sự đối với các cá nhân.

Tuy nhiên doanh nghiệp có thể bị phạt vi cảnh nếu người đại diên (giám đốc / Geschäftsführer) không có những biện pháp tổ chức để giám sát và tránh xảy ra những sai phạm.

Mức phạt có thể lên đến 10 triệu Euro (§ 30 Abs. 2 OWiG), tùy theo hậu quả sai phạm và ý thức hành vi của người đại diện.

Làm thế nào để có thể tránh bị phạt?

1. Tại quán có những quy định chung để bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định đó cần được ghi ra bằng văn bản
2. Nội dung văn bản đó phải được phổ cập với người làm và được người làm ký chứng nhận là đã tiếp thu
3. Có những quy chế để kiểm tra người làm thực hiện các quy định đã đề ra
4. Nếu phát hiện có sai phạm phải can thiệp và ngăn cản hoặc có biện pháp tránh trong tương lai
5. Nếu người làm tiếp tục vi phạm quy định thì cần có biện pháp cảnh cáo


Trên đây là Câu trả lời của 

Văn phòng luật Relide
Luật Sư Julia Yen Vu
hợp tác cùng các Luật Sư Hoppe, Ittner, Koehler, Rübben, von Seefranz




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC