Simon Kardash, nghiên cứu viên chính sách cao cấp của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu nhận định, trong khi các quốc gia tại Liên minh châu Âu (EU) loay hoay tìm cách từ bỏ hẳn khí đốt Nga, thì Moscow cũng đang gặp khó lớn khi thị trường thay đổi chưa có cách gì cứu vãn .
Doanh thu Gazprom thiệt hại nặng nề vì lệnh cấm vận chưa có hồi kết !
Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu nhận định khối 28 thành viên của
Theo ông Simon đất nước của Tổng thống Putin đã mất vị trí là nhà cung cấp khí đốt chính cho EU, một thị trường giàu có và béo bở mà Nga không thể ngờ rằng lại bị mất một cách nhanh chóng khi tiến hành chiến tranh với Ukraine .
Xuất khẩu khí đốt của Nga qua đường ống tới các khối 27 thành viên đã giảm từ gần 146 tỷ m³ (bcm) vào năm 2021 xuống còn từ 61-62 bcm vào năm 2022.
Khí đốt của Nga tiếp tục chảy đến châu Âu qua các đường ống chạy qua Ukraine (dựa trên các thỏa thuận quá cảnh cho đến khi cuối năm 2024) và qua Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đường ống TurkStream, nhưng với số lượng nhỏ.
5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu khí đốt của Nga thông qua các đường ống đang vận hành chỉ đạt 10 bcm so với 62 bcm và 42 bcm tương ứng trong cùng kỳ năm 2021 và 2022. Nguồn cung sang châu Âu giảm mạnh buộc Gazprom phải cắt giảm 20% sản lượng khí đốt, gây thiệt hại nặng nề cho doanh thu của "gã khổng lồ" năng lượng Nga.
"Ông lớn" khí đốt Nga lỗ ròng 1,3 nghìn tỷ Ruble (17,3 ty USD) trong nửa cuối năm 2022. Trong khi đó, tiền mặt và những khoản tài chính khác mà Gazprom có tính tới cuối tháng 12/2023 giảm xuống 1,1 nghìn tỷ Ruble (12 tỷ USD), từ mức 2 nghìn tỷ Ruble ghi nhận ngày 1/1/2022.
Ông Mikhail Krutikhin - đối tác của công ty tư vấn RusEnergy có trụ sở tại Moscow - cho biết, khoản lỗ ròng của Gazprom trong năm nay còn tăng thêm nữa khi công ty cần huy động hàng tỷ USD để tài trợ cho đường ống xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc.
Ông Keutikhin nói: mất thị trường châu Âu khiến Nga phải tìm kiếm thị trường mới, nhưng việc tìm kiếm một giải pháp thay thế nhanh chóng và hấp dẫn về mặt tài chính dường như không thực tế vào thời điểm hiện tại.
Hiện Gazprom chưa thể ngay lập tức chuyển hướng khí khai thác từ các mỏ phía Tây Siberia và các mỏ trên bán đảo Yamal tới các quốc gia bên ngoài châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.
Gazprom không có đường ống dẫn khí đốt nào cho phép "gã khổng lồ" xuất khẩu những khối lượng này sang các thị trường châu Á như Trung Quốc.
Đường ống duy nhất mà Gazprom có thể xuất khẩu khí đốt sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Power of Siberia (Sức mạnh của Siberia). Tuy nhiên, Sức mạnh của Siberia lại không được kết nối với mạng lưới khí đốt ở miền Tây nước Nga.
"Gazprom có kế hoạch xây dựng một đường ống xuất khẩu khí đốt mới từ Nga qua Mông Cổ tới Trung Quốc - Power of Siberia 2 - cho phép xuất khẩu 30 bcm khí đốt mỗi năm từ các mỏ phía Tây Siberia.
Dù vậy, đến thời điểm này, vẫn chưa có thỏa thuận ràng buộc nào và cũng chưa có hợp đồng cung cấp khí đốt cho Trung Quốc qua tuyến đường này đơn giản là TQ không chịu chi tiền trước để đổi lấy thoả thuận trừ tiền vào khí đốt Nga bán cho TQ , Mà Nga thì hiện tại không có tiền để đầu tư với một kế hoạch lớn như thế ".
The New York Times, ecfr.eu
TIN TỨC: THỜI SỰ THẾ GIỚI
-
Thái tử Iran Reza Pahlavi kêu gọi lật đổ chế độ Mullah sau cuộc tấn công của Israel 15/06/2025
-
Nga tìm cách lôi kéo Lào tham chiến ở Ukraine, tình báo Ukraine cáo buộc 05/07/2025
-
Hun Sen tung bản ghi âm cuộc trò chuyện riêng khiến Thủ tướng Thái Lan bẽ bàng 18/06/2025
-
Nga đặt điều kiện mới để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine: NATO rút khỏi khu vực Baltic 11/06/2025