Động thái này được cho nhằm tăng cường tính minh bạch và nhất quán để đối phó với những lời chỉ trích của cộng đồng quốc tế, theo Nikkei.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là điểm mấu chốt trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ đề cập vấn đề này với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp đã được lên lịch của hai người bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Argentina vào thứ Bảy (1/12), như một cách để làm giảm căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập. (Ảnh: AAJ)
Khi các đơn xin cấp bằng sáng chế gia tăng ở Trung Quốc, cũng là thời điểm các tranh cãi về quyền sở hữu trí tuệ nổ ra. Ở quốc gia đông dân nhất thế giới, riêng trong năm 2017 đã ghi nhận 237.000 trường hợp xung đột quyền sở hữu trí tuệ, gấp 25 lần số trường hợp tương tự ở Nhật Bản.
Theo quy định hiện tại, các tòa án cấp tỉnh ở Trung Quốc là nơi chịu trách nhiệm xử lý các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, khi xảy ra các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa một công ty Trung Quốc và nước ngoài, các tòa án này thường có xu hướng xử lý có lợi cho công ty trong nước.
“Chúng tôi vẫn thấy những tòa án này xử lý có lợi cho các công ty địa phương một cách không hợp lý”, Kenji Kuroda, một luật sư am hiểu về sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc cho biết.
Quy định mới cho phép các tranh chấp liên quan tới tri thức chuyên sâu như bằng sáng chế, bí mật thương mại, chống độc quyền và thiết kế mạch tích hợp sẽ có thể bỏ qua tòa án cấp tỉnh để chuyển thẳng lên tòa án tối cao xử lý.
Nguồn: Kha Đạt
DKN.tv
TIN TỨC: THỜI SỰ THẾ GIỚI
-
Chính quyền Trump yêu cầu quan chức không dự kỷ niệm 30/4 ở Việt Nam, điều này có ý nghĩa gì? 23/04/2025
-
Cựu điệp viên CIA: 'Trump sai, Hà Nội cũng sai' trong vụ cấm quan chức Mỹ dự lễ 30/4 27/04/2025
-
Putin mất chỉ huy tinh nhuệ tại Ukraine: đòn giáng mạnh vào biểu tượng quân sự Nga 08/05/2025
-
Ukraine tung đòn drone trước ngày 9/5: Thách thức niềm kiêu hãnh quân sự của Nga 07/05/2025