Facebook có quan hệ đối tác chia sẻ dữ liệu với ít nhất 4 công ty điện tử Trung Quốc, bao gồm cả một nhà sản xuất khổng lồ có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc.

Tóm tắt bài viết

  • Ít nhất từ năm 2010, các thỏa thuận này cung cấp quyền truy cập riêng một số dữ liệu người dùng cho Huawei, một công ty thiết bị viễn thông đã bị các quan chức tình báo Mỹ đánh dấu là mối đe dọa an ninh quốc gia, cũng như Lenovo, Oppo và TCL.
  • Không ai trong số các nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc có quan hệ đối tác với Facebook trả lời các yêu cầu bình luận vào hôm thứ Ba (5/6).

  • Thượng nghị sĩ Mark Warner của bang Virginia chỉ ra rằng, mối quan tâm về Huawei không phải là mới. Một báo cáo của Nghị viện năm 2012 cho thấy có “mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và các nhà sản xuất thiết bị như Huawei”.

  • Bị cấm tại Trung Quốc kể từ năm 2009, Facebook trong những năm gần đây đã lặng lẽ tìm cách thiết lập ở đó. Giám đốc điều hành của công ty, ông Mark Zuckerberg, đã cố gắng tạo mối quan hệ với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Facebook có quan hệ đối tác chia sẻ dữ liệu với ít nhất 4 công ty điện tử Trung Quốc, bao gồm cả một nhà sản xuất khổng lồ có mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc, theo New York Times ngày 5/6.

Ít nhất từ năm 2010, các thỏa thuận này cung cấp quyền truy cập riêng một số dữ liệu người dùng cho Huawei, một công ty thiết bị viễn thông đã bị các quan chức tình báo Mỹ đánh dấu là mối đe dọa an ninh quốc gia, cũng như Lenovo, Oppo và TCL.

Bốn quan hệ đối tác này vẫn còn hiệu lực, nhưng các quan chức Facebook cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng công ty sẽ hủy bỏ thỏa thuận với Huawei vào cuối tuần.

Facebook đã cấp quyền truy cập cho các nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc cùng với các nhà sản xuất khác – bao gồm Amazon, Apple, BlackBerry Samsung – những thỏa thuận đã được tiết lộ bởi The New York Times vào ngày Chủ nhật (3/6).

Các giao dịch này là một phần của nỗ lực đẩy nhiều người dùng di động hơn vào mạng xã hội bắt đầu từ năm 2007, trước khi các ứng dụng Facebook độc lập hoạt động tốt trên điện thoại. Các thỏa thuận cho phép các nhà sản xuất thiết bị cung cấp một số tính năng của Facebook, chẳng hạn như sổ địa chỉ, nút “thích” và cập nhật trạng thái.

Các quan chức của Facebook cho biết các thỏa thuận với các công ty Trung Quốc cho phép họ truy cập tương tự như những gì được cung cấp cho BlackBerry, có thể lấy thông tin chi tiết người dùng và tất cả bạn bè của họ – bao gồm cả tôn giáo và chính trị, lịch sử công việc và giáo dục.

Huawei đã sử dụng quyền truy cập riêng của mình để cung cấp ứng dụng “điện thoại xã hội” cho phép người dùng xem tin nhắn và tài khoản truyền thông xã hội ở cùng một chỗ, theo các quan chức.

Facebook chia sẻ thông tin người dùng với 4 công ty Trung Quốc bị Hoa Kỳ cảnh báo bảo mật - 0

Các quan chức của Facebook cho biết các thỏa thuận với các công ty Trung Quốc cho phép họ truy cập tương tự như những gì được cung cấp cho BlackBerry. (Ảnh: Kul News)

Các đại diện của Facebook cho biết dữ liệu được chia sẻ với Huawei vẫn nằm trên điện thoại của họ chứ không phải máy chủ của công ty.

Thượng nghị sĩ John Thune, người đứng đầu Ủy ban Thương mại, đã yêu cầu Facebook cung cấp cho Quốc hội những chi tiết về quan hệ đối tác dữ liệu của mình. “Facebook đang học những bài học khó khăn mà minh bạch có ý nghĩa là một tiêu chuẩn cao để đáp ứng”, ông Thune nói.

Ủy ban của ông cũng giám sát Ủy ban Thương mại Liên bang, đang điều tra Facebook để xác định liệu các chính sách dữ liệu của công ty có vi phạm một nghị định chấp thuận năm 2011 với ủy ban hay không.

Thượng nghị sĩ Mark Warner của bang Virginia chỉ ra rằng, mối quan tâm về Huawei không phải là mới. Một báo cáo của Nghị viện năm 2012 cho thấy có “mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và các nhà sản xuất thiết bị như Huawei”.

Ông Warner, đảng viên Dân chủ hàng đầu của Ủy ban Tình báo nói: “Tôi mong muốn tìm hiểu thêm về cách Facebook đảm bảo rằng thông tin về người dùng của họ không được gửi đến các máy chủ của Trung Quốc”.

Ông Francisco Varela, Phó Chủ tịch Facebook, cho biết: “Tất cả những tích hợp của Facebook với Huawei, Lenovo, Oppo và TCL đều được kiểm soát từ và Facebook đã chấp thuận mọi thứ đã được xây dựng. Với sự quan tâm của Nghị viện Hoa Kỳ, chúng tôi muốn làm rõ rằng tất cả thông tin từ những tích hợp này với Huawei đã được lưu trữ trên thiết bị chứ không phải trên các máy chủ của Huawei”.

Bị cấm tại Trung Quốc kể từ năm 2009, Facebook trong những năm gần đây đã lặng lẽ tìm cách thiết lập ở đó. Giám đốc điều hành của công ty, ông Mark Zuckerberg, đã cố gắng tạo quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và xuất hiện tại một trong những trường đại học hàng đầu của đất nước.

Facebook chia sẻ thông tin người dùng với 4 công ty Trung Quốc bị Hoa Kỳ cảnh báo bảo mật - 1

Ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg tươi cười với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Sina)

Năm ngoái, Facebook đã phát hành một ứng dụng chia sẻ ảnh ở Trung Quốc là một bản sao gần với ứng dụng Moments của họ, nhưng không đặt tên cho nó. Và công ty đã làm việc trên một công cụ cho phép kiểm duyệt được nhắm mục tiêu, khiến một số nhân viên phải bỏ qua dự án.

Tuy nhiên, Facebook đã gặp nhiều khó khăn, và vào tháng Giêng, một nhà điều hành phụ trách tạo quan hệ với chính phủ Trung Quốc đã rời đi sau ba năm thực hiện chiến dịch thu hút để đưa dịch vụ truyền thông xã hội trở lại Trung Quốc.

Không ai trong số các nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc có quan hệ đối tác với Facebook trả lời các yêu cầu bình luận vào hôm thứ Ba (5/6).

Huawei, một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất trên thế giới, là một niềm tự hào quốc gia đối với Trung Quốc và là nhà tiên phong trong nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng ở nước ngoài.

Công ty đã nhận được hàng tỷ đô la tín dụng từ các ngân hàng chính sách thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc, giúp thúc đẩy việc mở rộng ra nước ngoài ở châu Phi, châu Âu và châu Mỹ Latinh.

Người sáng lập của Huawei là ông Ren Zhengfei, một cựu kỹ sư trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Facebook chia sẻ thông tin người dùng với 4 công ty Trung Quốc bị Hoa Kỳ cảnh báo bảo mật - 2

Ông Ren Zhengfei (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ai mới thực sự là ông chủ của Huawei?. (Ảnh: Manager Magazin)

Chính phủ Hoa Kỳ từ lâu đã xem xét công ty này với thái độ nghi ngờ, và các nhà lập pháp đã khuyến cáo rằng các hãng vận tải Mỹ tránh mua thiết bị mạng của Huawei.

Vào tháng Giêng, công ty viên thông AT&T đã hủy bỏ một hợp đồng bán ra dòng chiếc điện thoại thông minh mới của Huawei là Mate 10.

Các quan chức Hoa Kỳ đang điều tra liệu Huawei đã phá vỡ các biện pháp kiểm soát thương mại của Mỹ bằng cách làm ăn với Cuba, Iran, Sudan và Syria.

Chính quyền Trump đã nhắm tới Huawei và đối thủ ZTE trong những tuần gần đây và vào tháng Tư, Ủy ban Truyền thông Liên bang đã lên kế hoạch thanh tra các công ty viễn thông được trợ cấp liên bang từ việc sử dụng các nhà cung cấp được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Facebook đã không ký kết thỏa thuận chia sẻ dữ liệu với ZTE, các quan chức của công ty này cho biết.

TCL, một công ty điện tử tiêu dùng Trung Quốc, đã cáo buộc chính quyền Trump thiên vị chống lại các công ty Trung Quốc và cuối tháng 6 đã huỷ bỏ việc mua một công ty có trụ sở tại San Diego, chuyên làm các bộ định tuyến và phần cứng khác.

Lenovo, một nhà sản xuất máy tính và các thiết bị khác, gần đây đã bỏ qua tham vọng mua lại BlackBerry sau khi chính phủ Canada báo hiệu rằng thỏa thuận như vậy có thể làm tổn hại đến an ninh quốc gia.

 

Nguồn: DKN, Báo Tuổi trẻ




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC