Trong hơn một năm qua, TT Ukraine Zelensky đã chứng tỏ ông là một chuyên gia về truyền thông, khi có khả năng lôi kéo sự ủng hộ của dư luận phương Tây cho đất nước đang bị xung đột tàn phá. Nhưng ông đồng thời còn cho thấy một phương diện khác trong phong cách đối ngoại của mình, sẵn sàng thể hiện thái độ giận dữ và chỉ trích thẳng thừng cả những bên viện trợ lớn nhất cho Kiev, bất chấp nguy cơ đánh mất ủng hộ.

Trong các phát biểu ngoại giao, Tổng thống Ukraine thường xuyên thể hiện hai thái cực, một bên quyết liệt, thẳng thừng, một bên mềm mỏng, ôn hòa.

Trong hơn một năm qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chứng tỏ ông là một chuyên gia về truyền thông, khi có khả năng lôi kéo sự ủng hộ của dư luận phương Tây cho đất nước đang bị xung đột tàn phá.

Nhưng ông đồng thời còn cho thấy một phương diện khác trong phong cách đối ngoại của mình, sẵn sàng thể hiện thái độ giận dữ và chỉ trích thẳng thừng cả những bên viện trợ lớn nhất cho Kiev, bất chấp nguy cơ đánh mất ủng hộ.

Cả hai khía cạnh này đều được Tổng thống Zelensky thể hiện rõ ràng trong chuyến thăm tuần trước tới New York và Washington.

1 Hai Mat Cuong   Nhu Trong Phong Cach Ngoai Giao Cua Ong Zelensky

Ông Zelensky phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 19/9. Ảnh: Reuters

Trên bục phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York hôm 19/9, ông chỉ trích một số đồng minh châu Âu đang tranh cãi về vấn đề xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, tuyên bố rằng họ "phô diễn tinh thần đoàn kết trên sân khấu chính trị" nhưng thực ra đang "giúp ích cho Nga".

Ba Lan, một trong những nước ủng hộ nhiệt thành nhất của Ukraine nhưng gần đây gia tăng căng thẳng với Kiev liên quan đến vấn đề ngũ cốc, đã đáp trả quyết liệt. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda so sánh Ukraine với "một kẻ sắp chết đuối có thể kéo cả người cứu mình xuống nước".

Hai ngày sau bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc, Tổng thống Ukraine lại thể hiện khía cạnh mềm mỏng và lòng biết ơn khi ông tới Washington và gặp Tổng thống Joe Biden ở Nhà Trắng, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Mỹ và Ba Lan vì hỗ trợ của họ. Các quan chức Mỹ hôm 22/9 cho biết Tổng thống Biden đã cam kết cung cấp tên lửa tầm xa tiên tiến nhằm giúp Kiev phản công.

Theo các nhà quan sát chính trị, bằng cách phản ứng "lúc cương lúc nhu", Tổng thống Zelensky muốn truyền đi một thông điệp mạnh mẽ tới người dân Ukraine, nhưng đồng thời cũng thể hiện tinh thần cầu thị và lòng cảm kích với các lãnh đạo và dư luận nước ngoài.

Lập trường trái ngược, cách tiếp cận cứng rắn theo kiểu thời chiến cùng những phản ứng dường như bộc phát tạo ra cảm giác về một lãnh đạo chân thực, "dốc hết tâm can", qua đó giúp ông giành được thiện cảm và ủng hộ. Nhưng chúng cũng có thể gây khó khăn cho các chính trị gia và nhà ngoại giao chuyên nghiệp từ một số quốc gia khác, những người đang phải đối mặt với hoài nghi từ công chúng trong nước, chuyên gia nhận định.

18 tháng qua, Tổng thống Zelensky đã nhiều lần khiến các quan chức Liên Hợp Quốc khó chịu khi nói rằng Hội đồng Bảo an nên có hành động chống lại Nga hoặc xem xét việc tự giải tán. Ông khiến các nhà lập pháp Israel tức giận khi so sánh xung đột Nga - Ukraine với nạn diệt chủng Holocaust thời Thế chiến II.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 5, Tổng thống Zelensky nói rằng với tư cách người ngoài cuộc, ông không thể hiểu tại sao một số chính phủ phương Tây lại chậm chạp trong việc cung cấp vũ khí khi Ukraine cần chúng ngay lập tức. Ông nói rằng sẽ sử dụng mọi phương tiện sẵn có để đảm bảo Kiev có thêm hỗ trợ.

Một quan chức cấp cao của châu Âu từng xử lý nhiều vấn đề với Ukraine cho hay cách phản ứng của Tổng thống Zelensky trở nên trọng tâm trọng điểm hơn sau khi xung đột với Nga bùng phát. "Giữa chiến sự, mọi thứ trở nên rạch ròi hơn và khi có những điều bạn không thích hoặc những tuyên bố không ủng hộ bạn, bạn sẽ tiếp nhận chúng một cách khá cảm tính", quan chức này nói.

Trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở Litva hồi tháng 7, ông Zelensky đã đăng một thông điệp trên mạng xã hội trách móc các đồng minh NATO vì lập trường phản đối "chưa từng có và vô lý" của họ trước nỗ lực đẩy nhanh quá trình kết nạp Ukraine làm thành viên liên minh.

Theo các nguồn tin am hiểu vấn đề, phản ứng quyết liệt đó của ông Zelensky đã khiến Tổng thống Biden cùng các cố vấn thân cận nhất tức giận, khiến phái đoàn Mỹ muốn loại bỏ gần như mọi từ ngữ đề cập đến quá trình kết nạp Ukraine vào NATO khỏi tuyên bố chung của hội nghị.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace lúc bấy giờ đã cảnh báo Tổng thống Zelensky cần phải "thể hiện lòng biết ơn". "Bạn phải thuyết phục các chính trị gia đang hoài nghi ở các quốc gia khác rằng việc hỗ trợ Ukraine là điều xứng đáng", ông Wallace nói.

Ngày hôm sau, Tổng thống Zelensky đột ngột thay đổi thái độ, gọi hội nghị thượng đỉnh NATO là "một thành công có ý nghĩa đối với Ukraine". Ông khoe rằng phái đoàn Ukraine sẽ trở về nước với "chiến thắng quan trọng", hứa hẹn "những cơ hội an ninh hoàn toàn mới".

Tại Washington hôm 21/9, ông Zelensky đã cho thấy nhạy cảm chính trị của ông đang ngày càng gia tăng. Gặp các lãnh đạo quốc hội Mỹ trong bối cảnh chính phủ nước này đối mặt nguy cơ đóng cửa vì bất đồng về ngân sách, ông tập trung vào việc lý giải tại sao giúp đỡ Ukraine lại chính là giúp ích cho Mỹ.

Một thượng nghị sĩ đã hỏi Tổng thống Zelensky "ông sẽ nói gì với những cử tri của tôi, những người đang đặt câu hỏi rằng chúng ta có nên chi ra số tiền hỗ trợ nhiều như vậy không".

"Tất nhiên, câu trả lời là Ukraine đang ở tiền tuyến đối phó với Nga và Moskva sẽ tiếp tục tiến sang phía tây nếu không bị ngăn chặn ở đó", Zelensky trả lời, thêm rằng kịch bản này sẽ "tốn kém hơn nhiều" cho Mỹ và phương Tây.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Todd Young, người ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, ca ngợi câu trả lời của Tổng thống Zelensky. "Ông ấy đã truyền đạt khá rõ ràng rằng Nga sẽ hành động quyết liệt hơn nếu chúng ta không tiếp tục hỗ trợ Ukraine đứng vững trên mặt trận này", Young nói.

2 Hai Mat Cuong   Nhu Trong Phong Cach Ngoai Giao Cua Ong Zelensky

Tổng thống Zelensky tại Đồi Capitol hôm 21/9. Ảnh: AFP

Theo giới quan sát, nhìn chung, các thông điệp của Tổng thống Zelensky đã giúp ích đáng kể cho Ukraine trên mặt trận đối ngoại. Đêm đầu tiên khi cuộc xung đột với Nga bùng phát, ông đã họp khẩn với loạt lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) qua video, nói với họ rằng "đây có thể là lần cuối cùng các ngài nhìn thấy tôi còn sống". Những quan chức tham gia cuộc họp cho biết thông điệp của Zelensky rất xúc động, khiến EU quyết định phải hỗ trợ nhanh chóng và mạnh mẽ.

Kể từ đó, Zelensky và đội ngũ truyền thông liên tục đăng bài và video trên mạng xã hội, thể hiện ông là người mạnh mẽ nhưng đồng cảm, luôn mặc trang phục màu xanh lá cây và không cạo râu. Diện mạo này hoàn toàn trái ngược với vẻ chải chuốt, chỉn chu của ông trước xung đột và khác biệt cả với phong cách mạnh mẽ, lạnh lùng của Tổng thống Putin.

Các thông điệp Tổng thống Zelensky đưa ra đã khiến dư luận quốc tế chú ý, đồng thời thuyết phục được cả dư luận Ukraine, những người đã bầu cho ông vào năm 2019.

Trong một video trên mạng xã hội được quay từ trung tâm Kiev vào ngày quốc khánh Ukraine hồi tháng trước, Tổng thống Zelensky cảm ơn các binh sĩ, giáo viên, y tá, trẻ em và kỹ sư trên khắp đất nước vì đã sửa chữa những nhà máy điện bị không kích trong nỗ lực ngăn chặn chiến dịch của Nga.

"Tôi biết ơn tất cả những người đang chờ đợi thân nhân của họ từ tiền tuyến, tất cả những người cầu nguyện cho họ hàng ngày, những người gọi điện hoặc gửi những lời hỏi thăm quan trọng như 'Bạn khỏe không?' để nhận được câu trả lời mà ai cũng mong muốn 'Mọi thứ vẫn ổn!'", ông nói.

Vũ Hoàng (Theo WSJ)

Nguồn: VNEXPRESS.NET




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC