"Xét về cách quản lý, vaccine Sputnik V giống một công cụ tuyên truyền và ngoại giao mạnh mẽ hơn là công cụ để đoàn kết và hỗ trợ y tế", Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian hôm nay phát biểu trên kênh radio France Info.
Các lọ vaccine Covid-19 Sputnik V. Ảnh: AFP.
Le Drian chỉ ra rằng Nga từng tuyên bố sẽ chuyển 30.000 liều vaccine Covid-19 tới Tunisia "với rất nhiều sự chú ý từ giới truyền thông". Tuy nhiên, sáng kiến phân phối vaccine Covax, do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn dắt, vốn cung cấp 100.000 liều cho quốc gia Bắc Phi này và dự kiến chuyển thêm 400.000 liều vào tháng 5.
"Đó mới là đoàn kết thực sự, hợp tác y tế đích thực", Ngoại trưởng Pháp nhận xét, đồng thời cáo buộc cả Nga và Trung Quốc đều đang sử dụng vaccine nội địa để đạt được ảnh hưởng ở nước ngoài, "thậm chí trước cả khi tiêm chủng cho chính người dân của họ".
Tháng 8/2020, Nga cấp phép cho Sputnik V, loại vaccine Covid-19 được phê duyệt đầu tiên trên thế giới, trước khi thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn, khiến nhiều chuyên gia lo ngại họ "đốt cháy giai đoạn". Tuy nhiên, các đánh giá sau đó về Sputnik V phần lớn tích cực, như tạp chí y khoa hàng đầu thế giới Lancet công bố mức hiệu quả hơn 90%.
Dù vậy, Liên minh châu Âu (EU) được cho là đang lo ngại Điện Kremlin sẽ sử dụng vaccine như một công cụ quyền lực mềm, giữa lúc chiến dịch tiêm chủng tại khu vực hứng một loạt chỉ trích.
Nguồn: VnExpress.net
TIN TỨC: THỜI SỰ THẾ GIỚI
-
Chính quyền Trump yêu cầu quan chức không dự kỷ niệm 30/4 ở Việt Nam, điều này có ý nghĩa gì? 23/04/2025
-
Cựu điệp viên CIA: 'Trump sai, Hà Nội cũng sai' trong vụ cấm quan chức Mỹ dự lễ 30/4 27/04/2025
-
Putin mất chỉ huy tinh nhuệ tại Ukraine: đòn giáng mạnh vào biểu tượng quân sự Nga 08/05/2025
-
Ukraine tung đòn drone trước ngày 9/5: Thách thức niềm kiêu hãnh quân sự của Nga 07/05/2025