Ngoài những vụ tấn công diễn ra nhiều nơi, nước Đức còn hứng chịu nhiều mối lo ngại khác cũng nguy hiểm không kém.

Sáng 10/3, Đức đồng loạt đóng cửa cùng lúc 5 nhà máy điện hạt nhân ở Brunsbuttel, Brokdorf, Lingen, Unterweser và Grohnde tại miền Bắc nước này.

Việc đóng cửa diễn ra trong vòng 20 phút từ 10h 27 phút sau khi chính quyền Đức và các lực lượng an ninh ra thông báo cảnh giác vào sáng ngày thứ Sáu.

Người Đức bất an vì liên tiếp dính nguy cơ an ninh - 0

Foto: DPA/ Reuters

Theo RT, Bộ Môi trường của Đức thông tin, nhà máy điện hạt nhân Grohnde đóng cửa để kiểm tra.

Song, lý do kiểm tra không được hợp lý khi cùng lúc 4 nhà máy điện hạt nhân khác ở miền Bắc nước này cũng đóng cửa.

Người Đức bất an vì liên tiếp dính nguy cơ an ninh - 1

Nhà máy điện hạt nhân Grohnde của Đức phải đóng cửa vì lo ngại an ninh không phận.

RT cho hay, động thái bất ngờ này diễn ra ngay vào thời điểm một chiếc máy bay của hãng hàng không Air India bị mất liên lạc khi cất cánh từ Hungary đi vào không phận miền Bắc nước Đức .

Đức đã phải xuất kích 2 tiêm kích bay áp sát chiếc máy bay thương mại nhằm đảm bảo an toàn bay trong khi hệ thống liên lạc của chiếc máy bay gặp trục trặc và không thể kết nối với đài kiểm soát không lưu.

Người Đức bất an vì liên tiếp dính nguy cơ an ninh - 2

Máy bay Air India bị mất liên lạc (đường màu trắng) được tiêm kích hộ tống (đường màu xanh).

Chiếc Boeing  787 Dreamliner mang số hiệu AI171 của Air India chở 231 hành khách và 18 phi hành đoàn xuất phát từ Ahmedabad (Ấn Độ) tới London.

Air India cho biết chuyến bay số 171 mất liên lạc trên không phận Hungary do lỗi kỹ thuật với tần số vô tuyến.

Bắt đầu vào không phận Hungary lúc 8h 15 phút,  AI171 đã không thể liên lạc qua vô tuyến khiến quốc gia này lo ngại chiếc máy bay bắt cóc hoặc trục trặc kỹ thuật nên đã điều một tiêm kích thuộc Không quân Hungary bay giám sát.

Bỉ cũng xuất kích tiêm kích F-16 tiếp tục hộ tống máy bay Air India qua không phận Bỉ và Hà Lan.

Khi sang tới không phận Đức , chiếc máy bay chở khách tiếp tục được hộ tống bởi 2 tiêm kích Typhoon của Không quân nước này. 

Đây là các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh trên không của Đức, ngay khi nhận được tin báo về sự cố xảy ra.

Các chiến đấu cơ Đức luôn sẵn sàng trực chiến, hộ tống các máy bay có khả năng gây nguy hiểm.

Chuyến bay được tiêm kích Đức hộ tống an toàn trước khi sang Anh.

Tuy nhiên, khi vào được không phận Anh, phi hành đoàn đã liên lạc ại được với bộ phận không lưu tại đây, nên các tiêm kích Typhoon của không quân hoàng gia Anh không cần phải bay lên.

Người Đức bất an vì liên tiếp dính nguy cơ an ninh - 3

Air India AI171 đã hạ cánh an toàn ở Anh.

Chiếc máy bay đã hạ cánh an toàn tại Anh mà không gặp bất cứ trở ngại nào, không có ai bị thương và tinh thần của hành khách trên máy bay cũng được ổn định.

Những lo lắng của Đức hoàn toàn dễ hiểu khi mới cuối tháng trước, một máy bay Boeing 777-300ER của hãng Jet Airways chở theo 330 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn cũng mất liên lạc trên không phận Đức.

Lo ngại máy bay bị không tặc tấn công, không quân nước này đã điều hai tiêm kích Typhoon hộ tống chiếc máy bay này.

Nguồn: Ngọc Dương

Báo Đất Việt




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC