Tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu được nhóm học sinh trường THCS Nguyễn Xuân Ôn sáng tạo dưới dạng Facebook cá nhân, với những cột mốc được phác họa bằng tranh sinh động cùng 'caption' hóm hỉnh.

Vài ngày qua, bài thuyết trình của các em học sinh tổ 1, lớp 11 A5, trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, Nghệ An, về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đang nhận được sự quan tâm, chia sẻ của hàng nghìn người dùng mạng.

Sau khi được giáo viên môn Văn giao bài, nhóm học sinh gồm: Bình, Lê Thị Yến Nhi, Lê Giang, Đặng Lê Hà Vi, Thảo Vân, Lưu Hằng, Hoàng Hà, Nguyễn Phan Đức Anh, Nhật Linh, Nguyễn Phương và Bách, đã cùng chung tay làm một "profile" (tiểu sử) độc đáo cho nhà thơ lớn nhất miền nam nửa cuối thế kỷ 19.

Trong đó, cụ đồ Chiểu được vẽ chân dung, ghi biệt danh, năm sinh, quê quán và cả vợ, bố mẹ. Mỗi cột mốc trong cuộc đời nhà thơ đều được các em phác họa bằng tranh sinh động cùng những "caption" đúng theo các cột mốc lịch sử nhưng vẫn pha "ngôn ngữ teen" hóm hỉnh.

42 1 Hoc Sinh Lop 11 Lap Facebook Cho Cu Nguyen Dinh Chieu

'Profile' của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Đặc biệt, tất cả bài thuyết trình đều được nhóm học sinh lớp 11 vẽ tay, tô màu tỉ mỉ, bên dưới thêm các bình luận liên quan đến các sự kiện trong cuộc đời nhà thơ.

42 2 Hoc Sinh Lop 11 Lap Facebook Cho Cu Nguyen Dinh Chieu

Nguyễn Đình Chiểu nổi tiếng là nhà thơ chống thực dân Pháp.

42 3 Hoc Sinh Lop 11 Lap Facebook Cho Cu Nguyen Dinh Chieu

Năm Quý Mão (1843), Nguyễn Đình Chiểu đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định lúc 21 tuổi.

42 4 Hoc Sinh Lop 11 Lap Facebook Cho Cu Nguyen Dinh Chieu

Khi đang dẫn em trai Nguyễn Đình Tựu (10 tuổi) ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849), Nguyễn Đình Chiểu hay tin mẹ mất ở Gia Định nên bỏ thi, trở về chịu tang mẹ.

42 5 Hoc Sinh Lop 11 Lap Facebook Cho Cu Nguyen Dinh Chieu

Đau đớn trước thảm cảnh quân Pháp tấn công thành Gia Định đầu năm 1859, thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình, Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về sống ở Thanh Ba (Cần Giuộc) và làm bài thơ "Chạy giặc".

42 6 Hoc Sinh Lop 11 Lap Facebook Cho Cu Nguyen Dinh Chieu

Từ sau năm 1862, Nguyễn Đình Chiểu về Ba Tri (Bến Tre) tiếp tục dạy học, bốc thuốc, đem ngòi bút yêu nước phục vụ cuộc đấu tranh của đồng bào miền nam trong suốt hơn 20 năm, dù đã mù lòa.

Theo thầy Ngô Huy Tâm, giáo viên tiếng Anh, sản phẩm sáng tạo của các học sinh hiện có thể được dùng để xin học bổng ở các trường đại học hàng đầu. "Học viện công nghệ MIT đã mở một cổng riêng, gọi là Creative Portfolio, để học sinh phổ thông nộp các sản phẩm sáng tạo bổ sung cho hồ sơ xin học truyền thống như điểm, chứng chỉ...", thầy Tâm chia sẻ.

 

Nguồn: Ngôi sao




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC