Dụng cụ nấu ăn bằng gốm sứ tráng men có bề mặt chống dính tương đối, nhưng nó vẫn có thể bị nứt và bám dính vết bẩn cứng đầu như bất cứ loại nồi chảo nào. Để loại bỏ vết bẩn, bạn đừng quên áp dụng phương pháp cực hiệu quả như dưới đây.

Các bước vệ sinh đồ dùng bằng gốm sứ hoặc đá

- Thìa làm bằng silicone hoặc gỗ thích hợp hơn để khuấy thức ăn bên trong nồi sứ

- Để xoong nồi nguội hoàn toàn trước khi làm sạch.

- Đổ nước ấm vào, thêm vài giọt nước rửa bát.

- Sử dụng miếng bọt biển không mài mòn để cọ sạch dụng cụ.

- Rửa dụng cụ nấu bằng nước ấm, lau khô bằng khăn mềm hoặc để dụng cụ khô hoàn toàn trên giá để bát đĩa.

1 Cach Ve Sinh Dung Cu Nau An Bang Gom Sieu Nhanh Ma Khong Lo Bi Bong Troc2 Cach Ve Sinh Dung Cu Nau An Bang Gom Sieu Nhanh Ma Khong Lo Bi Bong Troc

Phương pháp vệ sinh dụng cụ nấu ăn bằng gốm sứ, đá

1. Baking soda:

Baking soda có hiệu quả trong việc loại bỏ thức ăn bị cháy khỏi chảo sứ, chảo đá. Nếu thức ăn bị cháy và dính vào lớp tráng sứ, hãy để chảo ngập trong nước ấm và nước rửa chén ít nhất 30 phút. Sau đó, nhúng một miếng bọt biển ẩm vào bột baking soda để cọ sạch cặn thức ăn, đồng thời rửa sạch và lau khô đồ dùng.

Tuy nhiên, nếu kết quả không như ý, bạn hãy rắc một lượng bột baking soda xuống đáy chảo, thêm 1 đến 2 thìa nước nóng. Để hỗn hợp trong chảo tối đa 30 phút cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trước khi dùng miếng bọt biển chà xát chảo theo chuyển động tròn. Lặp lại các bước, nếu cần.

3 Cach Ve Sinh Dung Cu Nau An Bang Gom Sieu Nhanh Ma Khong Lo Bi Bong Troc

2. Hydrogen Peroxide:

Sơn gốm có thể bị phai màu nếu sử dụng Hydrogen Peroxide trực tiếp và với lượng quá nhiều. Vì thế, khi làm vệ sinh, nên pha loãng một lượng vừa đủ hydrogen peroxide. Ngâm xoong nồi trong 30 phút để các phản ứng xảy ra tới khi xuất hiện các bọt khí. Sau đó, bạn rửa sạch và lau khô.

Mẹo bảo dưỡng xoong nồi bằng gốm sứ, đá

1. Không nên làm sạch dụng cụ nấu nướng bằng sứ trong máy rửa bát. Tốt nhất nên rửa dụng cụ nấu ăn bằng gốm sứ bằng tay, đồng thời tránh xa chất tẩy trắng và axit xitric, những vật liệu có thể gây hại cho đồ gốm sứ.

4 Cach Ve Sinh Dung Cu Nau An Bang Gom Sieu Nhanh Ma Khong Lo Bi Bong Troc

2. Thìa bằng silicone hoặc gỗ, được sử dụng để khuấy thức ăn bên trong dụng cụ nấu ăn bằng sứ.

3. Không nên cắt thực phẩm trực tiếp bên trong dụng cụ nấu ăn bằng sứ, để tránh xuất hiện các vết rỗ trên bề mặt.

4. Khi nhận thấy sự bong tróc của lớp phủ gốm, tốt nhất là tránh sử dụng bất kỳ chất tẩy rửa có tính axit tự nhiên hoặc được pha chế sẵn (như chanh hoặc giấm) cho đồ dùng, vì hàm lượng axit cao có thể gây ăn mòn.

5. Không nên sử dụng nhiệt độ quá cao khi nấu ăn bởi có thể làm giảm độ bền của đồ dùng.

Trong quá trình chế biến món ăn, hạn chế phi hành, tỏi trực tiếp trong nồi đất với lửa lớn, bởi việc làm đó có thể khiếp lớp men nồi bị bong tróc, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mặt khác, trong lúc nấu ăn nếu phải sử dụng nước, bạn nên lấy nước nóng thay vì nước lạnh để tránh gây sốc nhiệt, gây nứt vỡ nồi.

Nếu bảo quản đồ ăn còn dư trong tủ lạnh để ăn tiếp vào những ngày sau. Khi lấy nồi ra khỏi tủ, bạn không nên đặt trực tiếp lên bếp đun nấu. Vì lúc này nồi đất đang lạnh, nếu để lên bếp nóng quá sẽ khiến nhiệt độ thay đổi đột ngột, khiến nồi bị nứt vỡ ra. Vậy nên, để hạn chế tình trạng này, bạn nên đặt nồi ra bên ngoài không khí khoảng 30 phút để tỏa hết hơi lạnh, sau đó mới đưa lên bếp đun.

Theo An Nhiên - Vietnamnet




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC