Vì sao không một em nào dám nói: "Thưa cô, em không thể tát vào mặt bạn của mình".

Sáng 24/11, ông Phạm Minh Cảnh, Chủ tịch xã Duy Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) cho hay, đã nhận được tường trình của giáo viên Nguyễn Thị Phương Thủy, trường THCS Duy Ninh, về việc phạt học trò 230 cái tát.

Ông Cảnh nói sự việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành giáo dục, yêu cầu nhà trường họp phụ huynh, thăm hỏi và động viên nam sinh trở lại trường, đồng thời xử lý nghiêm với giáo viên.

42 1 Tat Ban 230 Cai O Quang Binh Vi Sao 23 Hoc Sinh Khong Phan Doi Co Giao

Ngày 19/11, nam sinh lớp 6 nói tục trong giờ ra chơi và bị đội cờ đỏ ghi lại. Cô chủ nhiệm Phương Thủy phát hiện, yêu cầu 23 bạn cùng lớp tát vào má em vi phạm, mỗi người 10 cái. Học sinh phản ánh, nếu tát nhẹ thì bị cô giáo phạt ngược lại.

Sau hôm đó, nam sinh phải vào Bệnh viện đa khoa Dinh Mười (huyện Quảng Ninh) vì hai má sưng, tâm lý hoảng sợ. Đến cuối tuần này, em đã trở về nhà nhưng chưa trở lại trường.

Tôi thật sự sốc khi cô giáo Quảng Bình đề ra hình phạt bằng cách bắt tất cả bạn cùng lớp tát vào mặt em học sinh được cho là đã phạm lỗi. Nhưng ở bài viết này tôi không đề cập đến hình phạt phản giáo dục của cô giáo, dư luận đã lên tiếng chỉ trích, Bộ Giáo dục đã vào cuộc, cô giáo sẽ bị xử lý.

Điều khiến tôi sốc nhất trong vụ này là 23 em học sinh đã ngoan ngoãn vâng lời, mỗi em tát 10 cái vào mặt bạn mình. 

Tất cả các em không nhận thức được hình phạt của cô giáo là phản giáo dục?

Hay các em biết điều đó nhưng không dám phản kháng lại yêu cầu của cô giáo?

Chả lẽ trong số 23 học sinh, không một em nào dám giơ tay, nói:

"Thưa cô, em không thể làm theo yêu cầu của cô được, em không thể tát vào mặt bạn của mình được".

Hàng ngày chúng ta dạy học sinh phải biết lên tiếng trước cái xấu, nhưng khi đụng mặt với nó thì các em lại không làm được.

Đỗ Trường Nho - VNEXPRESS

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC