Chủ nhà hủy hợp đồng thuê nhà: Trong một số trường hợp, người thuê nhà có thể phản đối việc chấm dứt hợp đồng và giữ quyền tiếp tục sinh sống tại nơi ở hiện tại.

1 Quyen Phan Doi Cham Dut Hop Dong Thue Nha O Duc Cua Nguoi Thue

Quyền Phản Đối:

Theo Điều 574 BGB của Pháp luật Đức, người thuê có quyền chống lại việc chấm dứt hợp đồng nếu việc phải chuyển nhà sẽ gây ra “khó khăn đặc biệt” cho họ hoặc gia đình họ. Những khó khăn này bao gồm:

  • Thai kỳ ở giai đoạn muộn
  • Kỳ thi tốt nghiệp trường học hoặc kỳ thi đại học sắp diễn ra
  • Bệnh tật nặng, tàn tật hoặc khuyết tật
  • Nguy cơ bị vô gia cư vì không thể tìm được nơi ở khác
  • Sống tại nơi đó trong thời gian rất dài, hơn 30 năm
  • Tuổi cao
  • Việc chuyển nhà tạm thời, ví dụ, khi chờ hoàn thành nhà riêng

Thời Hạn Phản Đối:

  • Người thuê cần thực hiện việc phản đối bằng văn bản và gửi đến người cho thuê trước hai tháng so với thời hạn chấm dứt hợp đồng.
  • Người cho thuê phải thông báo cho người thuê về quyền phản đối này trong thông báo chấm dứt hợp đồng; nếu không, người thuê có thể phản đối bất cứ lúc nào trước phiên tòa.

Xử lý khi Chủ Nhà Không Chấp Nhận:

  • Nếu người cho thuê không chấp nhận lời phản đối, trường hợp này sẽ được đưa ra tòa án.
  • Toà án sẽ xem xét sự khó khăn của người thuê và lợi ích của người cho thuê.
  • Trong một số trường hợp, tòa án có thể quyết định gia hạn mối quan hệ thuê nhà cho đến khi người thuê có thể tìm được nơi ở mới.
  • Đối với trường hợp nguy cơ nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc nguy hiểm đến tính mạng, thẩm phán sẽ tham khảo ý kiến chuyên gia để đưa ra quyết định chính xác.

Lưu ý:

  • Để đảm bảo quyền lợi của mình, người thuê nên tham khảo ý kiến luật sư khi cần thiết.

Thu Phương - Báo TIN TỨC VIỆT ĐỨC

Nguồn tham khảo: Bürgerliches Gestsetzbuch 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC